Hiện trạng sử dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TRẠNG KINH DOANH NĂNG LƯỢNG mặt TRỜI TRÊN THẾ GIỚI và đề XUẤT CHO các CÔNG TY KINH DOANH NĂNG LƯỢNG mặt TRỜI tại VIỆT NAM (Trang 39 - 43)

2.2. Tình hình hiện tại của kinh doanh năng lượng mặt trời tại Việt

2.2.1. Hiện trạng sử dụng

2.2.1.1. Ngành năng lượng nói chung

Ngành năngalượng Việt Nam hai mươi năm qua đã phát triển mạnh trong tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối và xuất nhập khẩu năng lượng. Điều đó đã góp phần quanatrọng vào q trình phát triển và đổi mới đất nước.

Đến nay, hệ thốnganăng lượng Việt Nam ln dựa trên ba trụ cột chính là dầu khí, than đá và điện lực. Thủy điện chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất điện Việt Nam. Về hiệnatrạng tiêu thụ năng lượng, giai đoạn 2000-2009, tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam tăng trưởng trungabình 6,54%/năm và đạt 57 triệu TOE vào năm 2009. Tiêu thụ than tăng trung bình 12,12%/năm, xăng dầu tăng 8,74%/năm, khí tăng 22,53%/năm, điện tăng 14,33%/năm, đạt 74,23 tỷ kWh năm 2009.

Dựa trênakết quả dự báo phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2030 của Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà khoa học Viện Khoa học Năng lượng, thuộc Viện KHCNVN đã dự báo nhu cầu năng lượng Việt Nam năm 2020 là 80,9 triệu TOE, năm 2025 là 103,1 triệu TOE và năm 2030 là 131,16 triệu TOE. Trên cơ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

sở đó, các nhà khoa học đã xây dựng kịch bản phát triển năng lượng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2030, với các chỉ tiêu cơ bản như sau

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu cơ bản trong kịch bản phát triển năng lượng Việt

Nam đến năm 2030

Chỉ tiêu Năm

2010 2015 2020 2025 2030 Tổng tiêu thu NL sơ cấp

(Mtoe)

52,16 72,77 100,86 129,09 169,82

NL sơ cấp cho sx điện (Mtoe) 19,83 30,84 46,98 64,64 92,71 Khai thác ng.liệu hóa thạch

(Mtoe)

51,43 69,44 86,53 115,67 132,28

Than 24,75 33 41,25 57,75 68,75

Dầu thô 19,79 24,58 28,87 33,53 33,53

Khí 6,89 11,86 16,41 24,39 30

Xuất- Nhập khẩu NL (Mtoe) 11,61 6,29 -4,34 -12,91 -32,41 Sản xuất điện (TWh) 96,2 176,4 310,6 470 650 Phát thải SOx (kTN) 633 959 1374 1783 2271

Phát thải NOx (kTN) 335 509 731 960 1217

Phát thải CO2 (kTN) 110782 169588 242702 321790 409293

Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2011

Nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Khoa học Năng lượng đã chỉ ra rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong tương lai không xa. Chúng ta sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng trước năm 2020. Nếu không đảm bảo được kế hoạch khai thác các nguồn năng lượng nội địa hợp lý, tình huống phải nhập khẩu năng lượng sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2015. Điều đó cho thấy vấn đề năng lượng của Việt Nam sẽ chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần của thị trường quốc tế và chịu sự tác động thay đổi của nó.

Việc xem xét phát triển các nguồn năng lượng khác bên cạnh các nguồn năng lượng cơ bản ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấuanguồn năng lượng Việt Nam

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khoa học Viện Khoa học năng lượng, trong các nguồn năng lượng tái tạo, trong tương lai, nguồn địa nhiệt có thể khai thácatổng cộng khoảng 340 MW; Năng lượng mặt trời, gió, tổng cộng tiềm năng phát triển cả hai loại hình dự báo có thể đạt tới 800- 1000 MW vào năm 2025; Tiềm năngasinh khối được đánh giá vào khoảng 43-46 triệu TOE/năm. Việc phát triển nguồn năng lượng mới này không chỉ giải quyết vấn đề cân bằng cung cầu năng lượng, an ninh năngalượng mà cịn góp phần quan trọng giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu tồn cầu.

2.2.1.2. Ngành năng lượng mặt trời

Là mộtanước có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng bức xạ mặt trời trung bình đạt 4 đến 5kWh/m2 mỗi ngày, Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời. Trong đó, hiệu quả nhất là sử dụng năng lượng mặt trời vào đun nước nóng. Tuy vậy, Việt Nam mới chỉ khai thác được 25% nguồn năng lượng tái tạo (trong đó có năng lượng mặt trời) và cịn lại 75% vẫn chưa được khai thác.

Với sự tă ng trưở ng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trongahơn thập kỷ qua đã khiến cho nhu cầu về điện năng tăng thêm khoảng 15% mỗi năm. Tuy nhiên, lĩnh vực điện năng đangachủ yếu dựa vào nhiệt điện và thủy điện. Thiếu hụt nguồn cung cấp điện của Việt Nam cũng đang gia tăng, đặcabiệt là vào mùa khô do sự phụ thuộc quá lớn vào thủy điện.

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, nguồn năng lượng mặt trời sử dụng hầu như quanh năm … Tiềm năng điện mặtatrời tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…. và vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…. có năng lượng mặt trời khá lớn. Mật độ năng lượngamặt trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/cm2.ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1800 đến 2100 giờ. Như vậy, các tỉnh thành ở miền Bắc nước ta đều có thể sử dụng hiệu quả Tuy nhiên, do có sự bức xạ mặt trời nhiều hơn mùa đông nên mùa hè sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặtatrời đạt hiệu quả cao hơn. Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối điều hòa trong suốt

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cả năm. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời đểađun nước nóng dùng cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả.

Tuy nhiên, cả nước mới có khoảng 600 hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời tập thể và trên 5000 hệathống cho gia đình đã được lắp đặt. Trong đó, khoảng 95% được lắp đặt sử dụng ở khu vực thành thị, 5% đươc sử dụng ở các huyện hoặc một số hộ nông thôn .Đối tượng lắp đặtavà sử dụng chủ yếu là các hộ gia đình chiếm khoảng 99%, 1% cho các đối tượng khác như: nhà trẻ, trường mẫu giáo, bệnh xá, khách sạn, trường học, nhà hàng, …

Cả nước hiệnacó khoảng 2,5 triệu bình đun nước nóng bằng điện có cơng suất trong khoảng 2 đến 5 kW, hàng năm tiêu tốn khoảng 3,6 tỷ kWh điện năng và sẽ tăng nhanh theo tốc độ xây dựng nhà ở, dịch vụ và du lịch. Khi thay thế toàn bộ bằng thiết bị năng lượng mặt trời, mỗi nămasẽ tiết kiệm được khoảng hơn 1 tỷ kWh điện, tương đương một nửa lượng điện nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2009 từ Trung Quốc, chiếm khoảng 1,5% lượng điện tiêu thụ trên toàn quốc. Đây là một con số rất lớn cho thấy một thị trường đầy tiềm năngađối với thiết bị bình đun nước nóng năng lượng mặt trời.

Trên tổng thể, điện mặt trờicchiếm 0,009% tổng lượng điện toàn quốc. Các dự án phát điện ghép giữa pin mặt trời và thuỷ điện nhỏ, công suất 125 kW được lắp đặt tại xã Trang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, và dự án phát điện lai ghép giữa pin mặt trời và động cơ gió với cơng suất 9 kW đặt tại làng Kongu 2, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, do ViệnsNăng lượng (EVN) thực hiện, góp phần cung cấp điện cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Từ thành công của Dự ánsnày, Viện Năng lượng (EVN) và Trung tâm Năng lượng mới tiếp tục triển khai ứng dụng giàn pin mặt trời nhằm cung cấp điện cho một số hộ gia đình và các trạm biên phịng ở đảo Cơ Tơ (Quảng Ninh), đồng thời thực hiện dự án “Ứng dụng thí điểm điện mặt trời cho vùng sâu, vùng xa” tại xã Ái Quốc, tỉnh Lạng Sơn. Dự án được hoàn thành vào tháng 11/2002.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TRẠNG KINH DOANH NĂNG LƯỢNG mặt TRỜI TRÊN THẾ GIỚI và đề XUẤT CHO các CÔNG TY KINH DOANH NĂNG LƯỢNG mặt TRỜI tại VIỆT NAM (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)