Bối cảnh hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp vùng đông nam bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61)

2.4. Hội nhập quốc tế và các cải cách của Việt Nam về môi trƣờng kinh

2.4.1. Bối cảnh hội nhập

2.4.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới t n m 2015 đến nay

Giai đoạn 2015 – 2019, nền kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi trên nhiều thị trƣờng lớn nhƣ EU, Mỹ, Ấn Độ, ASEAN. Mức tăng trƣởng bình quân của nền kinh tế thế giới năm 2019 đạt 3,6%. Đây là tín hiệu mừng cho các doanh nghiệp trên toàn cầu, đặc biệt là đối với giới đầu tƣ. Dòng vốn của các nhà đầu tƣ đã bắt đầu quay trở lại với các thị trƣờng này. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều thách thức đối với các nhà đầu tƣ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp theo hình thức đầu tƣ trực tiếp, khi căng thẳng về chính trị tại một số thị trƣờng nhƣ Thái Lan, Ucraina, hay là căng thẳng trên biển Đơng, có thể sẽ ảnh hƣởng khơng nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tại EU, bài tốn nợ cơng vẫn chƣa có lời giải đáp, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, và xu hƣớng tăng lạm phát, sản xuất phục hồi chậm, “bóng ma” khủng hoảng vẫn còn chƣa tan, nguy cơ rơi vào tái khủng hoảng vẫn chực chờ. Tất cả các yếu tố đó dẫn tới xu hƣớng địi ly khai khỏi EU của một số quốc gia trong khối.

Việc một số quốc gia trong khu vực nhƣ: Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan thực hiện cải cách cơ chế, tăng cƣờng cải thiện môi trƣờng kinh doanh, hoàn thiện hệ thống pháp lý về đầu tƣ theo hƣớng ngày càng cởi mở hơn sẽ khiến cho các dịng vốn có thể tiếp tục chảy vào khu vực này trong những năm tới. Xu hƣớng đầu tƣ nội khối cũng sẽ tăng lên khi các quốc gia ASEAN hoàn tất các thủ tục thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới, đây là nền tảng cơ bản giúp Việt Nam hấp thụ đƣợc những cải tiến tích cực từ mơi trƣờng kinh doanh của các quốc gia trên thế giới và khu vực.

Chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung Quốc chính thức nổ ra từ ngày 22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ (để ngăn chặn hành vi thƣơng mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ từ Trung Quốc). Đáp trả hành động của Mỹ, ngày 2/4/2018, Bộ Thƣơng mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ... Từ đó đến nay, sự leo thang căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vƣợt qua biên giới 2 nƣớc, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi vịng xốy đó11.

Năm 2020, bắt đầu từ Trung Quốc, đại dịch Covid-19 bùng nổ và sau đó lan mạnh khắp địa cầu, điều này làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh khắp thế giới bị ngƣng trệ và các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn đột ngột. Hàng loạt các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách tài khố và tiền tệ đƣợc đƣa ra nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trên thị trƣờng vƣợt qua khó khăn khi đối diện với tình trạng suy thối tồn cầu. Trong bối cảnh này, kinh tế thế giới đứng trƣớc các luồng xu hƣớng:

(1). Bảo hộ mậu dịch của các quốc gia trên thế giới tăng cao nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa có đủ thời gian phục hồi hậu Covid-19. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các quốc gia hƣớng về xuất khẩu nhƣ Việt Nam. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho môi trƣờng kinh doanh cho dù có thơng thống

11 Hoàng Thị Thúy (2019), Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Tạp chí Tài chính ngày 2/11/2019

hơn nhƣng với các “rào cản” về thị trƣờng trong tình hình mới cũng khó duy trì khả năng hoạt động của các doanh nghiệp.

(2). Áp lực về thâm hụt ngân sách (do nguồn thu hạn chế, nguồn chi ngân sách đặc biệt chi cho y tế, an sinh xã hội trong đại dịch) làm cho khả năng thiết lập các điều kiện thuận lợi mới cho môi trƣờng kinh doanh trở nên khó khăn hơn.

2.4.1.2. Bối cảnh kinh tế Việt Nam t n m 2015 đến nay

Việt Nam đang và sẽ tiếp tục có đà tăng trƣởng ấn tƣợng và khá vững chắc của cả q trình đổi mới nói chung và cải thiện mơi trƣờng đầu tƣ, nâng cao năng lực cạnh tranh thời gian qua nói riêng. Theo đó, tăng trƣởng GDP phục hồi rõ nét sau giai đoạn 2011 - 2015, duy trì đƣợc tốc độ cao, đặc biệt là trong các năm 2017 - 2019; tính chung giai đoạn 2016 - 2020, tăng trƣởng GDP dự kiến khoảng 6,84%/năm (đạt mục tiêu 6,5 - 7% của Kế hoạch 2016 - 2020 đã đề ra); đóng góp của khu vực Cơng nghiệp xây dựng vào tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đã tăng lên hơn 44% (so với mức tƣơng ứng 39,9% giai đoạn 2011 - 2015). Trong đó, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo mặc dù có dấu hiệu tăng trƣởng chậm lại do sức cầu bên ngoài giảm sút, nhƣng vẫn có mức tăng khá, trung bình 12,8%/năm trong giai đoạn 2016 - 2019, đóng góp 32% vào tăng trƣởng GDP toàn nền kinh tế; năng suất lao động giai đoạn này tăng trung bình 5,8%/năm (so với mức tăng tƣơng ứng 4,3%/năm của giai đoạn 2011 - 2015). Theo báo cáo của U.S. News & World Report, Việt Nam đứng vị trí thứ 8 (tăng 15 bậc, từ vị trí 23 năm 2018) trong bảng xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tƣ năm 2019; Việt Nam đang có sự ổn định tích cực cả mơi trƣờng chính trị và kinh tế vĩ mô, những tiến bộ về duy trì tốc độ tăng trƣởng cao GDP (2 năm 2018 và 2019 đều tăng trên 7%), kiểm soát lạm phát, thâm hụt ngân sách, cải thiện dự trữ ngoại hối, nợ xấu và hệ số tín nhiệm quốc gia; năm 2019, cơ sở hạ tầng, chất lƣợng dịch vụ của ngành vận tải và viễn thông không ngừng đƣợc cải tiến và giúp cộng hƣởng đƣợc cả những động lực tăng trƣởng từ xuất khẩu và khai thác tổng cầu

thị trƣờng nội địa của nền kinh tế gần 100 triệu dân12

.

Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 lan rộng và sự “góp mặt” của các FTA nhƣ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) và Hiệp định Thƣơng mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đƣợc kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tƣ và ứng dụng khoa học công nghệ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam. Bên cạnh đó, các FTA này tác động tích cực tới lao động, trong đó những ngành thâm dụng lao động nhƣ dệt may, da giày... dự báo sẽ đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất. Ngoài ra, tác động từ CPTPP và EVFTA cịn có thể đến từ việc tạo sức ép cải thiện thể chế và mơi trƣờng kinh doanh, tác động tích cực trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, với một nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam sẽ chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ xu thế tăng trƣởng chậm của nền kinh tế thế giới và nới lỏng tiền tệ của nhiều nƣớc lớn trong thập niên tới, gắn với chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đốn của các nƣớc, nợ công các nƣớc tăng cao... Đồng thời, Việt Nam cũng tiếp tục chịu tác động của các xu thế già hóa của dân số, cách mạng cơng nghệ 4.0, xu thế hình thành các mega-FTA và gia tăng tính kết nối khu vực, xu thế dịch chuyển dữ liệu xuyên biên giới, tác động của biến đổi khí hậu, sự nổi lên của châu Á với 2 quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ trong khi đồng USD sẽ giảm dần sức mạnh vốn có. Cùng với đó, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn phức tạp, doanh nghiệp trong thị trƣờng Việt Nam sẽ đứng trƣớc những rào cản khó lƣờng, do đó việc cải thiện mơi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, giảm thiểu những khó khăn cho doanh nghiệp là điều thiết yếu trong giai đoạn hiện nay.

2.4.2. Một số cải cách của Việt Nam về môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập

Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định cải cách thể chế góp phần cải thiện môi trƣờng kinh doanh là một trong ba khâu đột phá trong chiến lƣợc

12 Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí (2020), Triển vọng kinh tế Việt Nam n m 2020 và giai đoạn

phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, tiếp sau Hiến pháp năm 2013, có thể nói, từ năm 2014 với hàng loạt các thay đổi tạo nên sự khác biệt về chất của thể chế kinh tế đã mang lại những tác động to lớn và tích cực đối với mơi trƣờng kinh doanh mà cộng đồng doanh nghiệp đã mong đợi từ lâu.

Trong năm năm liên tiếp từ 2014 đến 2018, Chính phủ ban hành năm Nghị quyết cùng mang số 19 về cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó mục tiêu quan trọng đƣợc đặt ra là lọt vào nhóm bốn quốc gia có mơi trƣờng kinh doanh tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Kết quả thực hiện các Nghị quyết này đã giúp môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam đƣợc cải thiện 29 bậc trên bảng xếp hạng của Báo cáo Môi trƣờng kinh doanh (Doing Business), từ vị trí thứ 99 vào cuối năm 2013 lên vị trí thứ 70 vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, nếu xét riêng trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn chƣa hoàn thành đƣợc mục tiêu lọt vào nhóm bốn nƣớc có mơi trƣờng kinh doanh tốt nhất, chúng ta vẫn đứng sau Singapore (xếp thứ 02), Malaysia (xếp thứ 12), Thái Lan (xếp thứ 21) và Brunei (xếp thứ 66).

Nghị quyết 02 năm 2019 đã đề ra mục tiêu cho giai đoạn ba năm, từ 2019 đến 2021, tập trung vào các vấn đề về cải thiện chỉ số môi trƣờng kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh, chuyển đổi số và hệ sinh thái khởi nghiệp. Đầu năm 2020, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 02 của năm 2020 nhằm nhắc lại các mục tiêu của Nghị quyết 02 năm 2019, đồng thời đƣa ra các biện pháp cần phải triển khai trong năm. Nghị quyết số 35/NQ- CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đƣợc ban hành vào giữa năm 2016, cho cả nhiệm kỳ Chính phủ. Nghị quyết 35 vừa thể hiện quan điểm, định hƣớng, các nguyên tắc và biện pháp chính mà Chính phủ xác định trong cơng tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Một quan điểm xuyên suốt của Nghị quyết 35 là tập trung phát triển kinh tế tƣ nhân, “doanh nghiệp tƣ nhân là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế”.

Các nhóm giải pháp của Nghị quyết 02 vẫn có ba nội dung đƣợc duy trì và tiếp nối của nhiều năm gồm (1) Cải thiện thứ hạng trong các bộ chỉ số của quốc tế, (2) Đơn giản hóa điều kiện đầu tƣ kinh doanh và (3) Cắt giảm kiểm tra chuyên ngành. Việc Chính phủ tiếp tục đƣa ba nội dung này vào Nghị quyết 02 cho thấy mối quan tâm, lắng nghe của Chính phủ đối với các kiến nghị cải cách của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nghị quyết 02 năm 2020 tiếp tục tập trung hai nhóm giải pháp đã đƣợc đề ra từ Nghị quyết 02 năm 2019 về (4) Thanh toán điện tử, áp dụng thủ tục hành chính cấp độ 4 và (5) Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây là những biện pháp then chốt giúp Việt Nam nhanh chóng thực hiện q trình chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển kinh tế. Một số cải cách về môi trƣờng kinh doanh đƣợc thể hiện thông qua các văn bản pháp luật bao gồm các nội dung:

Thứ nhất, đơn giản hóa, hợp lý hóa, giảm chí phí và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư.

Theo xếp hạng của Ngân hàng về mức độ thuận lợi trong kinh doanh, Luật doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ cắt giảm 5 thủ tục (so với 10 thủ tục trƣớc đây); và thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp cũng sẽ giảm từ 34 xuống còn 6 ngày. Với thay đổi nói trên, chỉ số khỏi sự kinh doanh của nƣớc ta có thể sẽ đƣợc cải thiện rõ rệt. Ngồi ra, với việc bãi bỏ ghi ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì tồn bộ các u cầu, thủ tục và chi phí đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhƣ trƣớc đây cũng sẽ bài bỏ. Trƣớc đây, khoảng hai phần 3 số công việc của cơ quan đăng ký kinh doanh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Đồng thời, Luật đầu tƣ (sửa đổi) cũng bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tƣ đối với tất cả các dự án đầu tƣ trong nƣớc, bất kể quy mô và ngành, nghề kinh doanh; thu hẹp phạm vi cấp giấy chứng nhận đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài; chỉ yêu cầu xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ đối với dự án của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và dự án của doanh nghiệp FDI mà trong đó nhà đầu tƣ nƣớc ngồi nắm giữ từ 51%. Đồng

thời, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cịn 15 ngày, thay vì 45 ngày nhƣ trƣớc đây.

Thứ hai, quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đã được mở rộng.

Lần đầu tiên, doanh nghiệp Việt Nam đƣợc tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề mà luật khơng cấm. Luật Đầu tƣ 2014 có những điểm mới, tiến bộ và phạm vi điều chỉnh rõ ràng hơn so với Luật Đầu tƣ 2005. Trong đó, đáng chú ý là cải cách quy định về lĩnh vực cấm đầu tƣ kinh doanh và đầu tƣ kinh doanh có điều kiện, đó là sự thay đổi phƣơng pháp tiếp cận, thay vì “chọn cho” (nghĩa là cái gì cho thì ghi trong luật), đã chuyển sang cách “chọn bỏ” (quy định những gì cấm, cịn lại thì doanh nghiệp, nhà đầu tƣ đƣợc phép đầu tƣ, kinh doanh theo quy định của pháp luật). Đây là quy định tiến bộ, khẳng định “Nhà đầu tƣ có quyền thực hiện hoạt động đầu tƣ kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật khơng cấm”. Theo đó, Điều 6, Luật Đầu tƣ 2014 đã vạch rõ giới hạn của các ngành nghề cấm đầu tƣ kinh doanh, gồm 07 ngành nghề theo Luật số 03/2016/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2016 sửa đổi Điều 6 và phụ lục 4 của Luật Đầu tƣ (so với 06 ngành nghề trong Luật Đầu tƣ 2014). Tất cả những ngành, nghề cấm đầu tƣ kinh doanh quy định tại Điều này đều đã đƣợc quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, nhƣng đƣợc tổng hợp trong Luật Đầu tƣ để làm rõ hơn quy định về quyền tự do kinh doanh của cơng dân. Ngồi ra, Luật Đầu tƣ 2014 đã quy định danh mục ngành nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện thay vì trƣớc đây phải tìm hiểu qua các văn bản chuyên ngành. Theo Luật số 03/2016/QH14, danh mục ngành nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện bao gồm 243 ngành nghề (so với 267 ngành nghề trong Luật Đầu tƣ 2014). Điều đáng chú ý là Luật đầu tƣ và Luật doanh nghiệp (sửa đổi) đã coi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh tƣơng ứng do pháp luật đặt ra đối với ngƣời dân và doanh nghiêp là một hình thức hạn chế quyền kinh doanh của ngƣời dân. Vì vậy, các quy định về ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện, và điều kiện kinh doanh phải phù

hợp với khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp năm 2013. Đó là: “Quyền con ngƣời, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trƣờng hợp vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng”. Sự đổi mới tƣ duy và hàm ý chính sách nói trên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp vùng đông nam bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)