1. Kiến thức:
- HS biết được tỉ lệ, sự cân đối của hình khối trong sản phẩn. - HS tạo được nhân vật 3D từ dây thép.
2. Năng lực:
a. Năng lực mĩ thuật.
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Chỉ ra được kĩ thuật kết hợp dây thép và giấy
để tạo hình nhân vật 3D.
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tạo được hình dáng của nhân vật 3D bằng dây
thép và giấy.
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Bước đầu nhận biết được tỉ lệ, sự cân đối của
hình khối trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
b. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hăng hái trao đổi, thảo luận trong hoạt động nhóm, phát triển khả năng thuyết trình, nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được các ý tưởng của bản thân, biết sử dụng dụng cụ, vật liệu để thực hành tạo sản phẩm.
3. Phẩm chất:
- Sẵn sàng học hỏi, yêu con người, bảo vệ môi trường. - Nhiệt tình tham gia các hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, bài soạn Powerpoint.
Dây thép, giấy, keo, kéo, kìm, vải loại .…
2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 6; Dây thép, giấy, keo, kéo, kìm, vải loại … III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Dạy học dựa trên dự án, DH giải quyết vấn đề, DH khám phá, DH hợp tác.
- Kĩ thuật: Khăn trải bàn, phịng tranh.