CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá đường kính xơ PALF
3.3.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt xử lý NaOH tới đường kính xơ
Kết quả nghiên cứu ở mục 3.3.3 cho thấy rằng xơ được xử lý ở nồng độ NaOH 5%, và 6% đều có đường kính khá mảnh. Trong đó nồng độ NaOH 6% trong 4 giờ tạo ra xơ mảnh
42.03 36.85 44.31 40.51 70.04 56.93 66.84 67.22 0 10 20 30 40 50 60 70 80 3h 4h 5h 6h Nồng độ NaOH 6% Đư ờng kín h xơ PA LF (μ m)
Biểu đồ khoảng dao động đường kính thay đổi theo thời gian xử lý NaOH 6% xơ PALF
Min Max
97 hơn (36.85 – 56.93μm) so với NaOH 5% trong 5 giờ (36.65 – 68.46μm). Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu ở mục 3.1.2 cho thấy nồng độ 6% cho hiệu quả xử lý tốt thể hiện qua ảnh SEM hình thái học bề mặt xơ khá sách tạp chất, nhưng lại làm cho các xơ cơ bản bị tách ra khỏi bề mặt xơ khá nhiều sẽ ảnh hưởng đến q trình kéo sợi. Do đó, trong thí nghiệm này sẽ chọn nồng độ NaOH 5%, thời gian xử lý được chọn là 4 giờ vì trong thời gian xử lý 4 giờ cho xơ khá sạch tương đương với 5 giờ khi loại tạp chất (theo kết quả nghiên cứu ở mục 3.1.2.2) và đường kính xơ xử lý trong 4 giờ cũng tương đương với 5 giờ (theo kết quả nghiên cứu ở mục 3.3.2). Nhiệt độ được chọn xử lý là nhiệt độ phịng 31oC, 40oC và 50oC. Kết quả đường kính xơ được thể hiện ở bảng 3.2 bên dưới
Bảng 3.2: Kết quả đo đường kính xơ xử lý với NaOH 5%, trong 4 giờ, ở các nhiệt độ khác nhau
Như vậy, ở nồng độ 5%, thời gian 4 giờ, đường kính của xơ có khuynh hướng tăng lên khi tăng nhiệt độ xử lý từ 31oC lên 40oC và 50oC (với quy trình xử lý xơ đang thực hiện). Cụ thể đường kính xơ xử lý ở nhiệt độ 31oC là mảnh nhất (35.75 – 70.44μm), kế đến là ở nhiệt độ 40oC (42.66 – 84.53μm) và đường kính lớn nhất ở nhiệt độ 50oC (56.17 – 98.16μm). Ở một nghiên cứu của Nguyễn Hữu Niếu và các cộng sự (2007) xử lý lá dứa (Việt Nam) để làm vật liệu composite, với nhiệt độ xử lý ở 100oC, nồng độ 18% trong 30 phút thì đường kính xơ thu được ở các vị trí khác nhau của lá như đoạn gốc, phần giữa lá và ngọn lá lần lượt là 266μm, 202μm và 153μm [38]. Theo nghiên cứu trên, ở nồng độ cao (18%), nhiệt độ cao (100oC) và thời gian xử lý ngắn (30 phút) đường kính xơ thu được cũng khá lớn, lớn hơn so với đường kính xơ xử lý trong nghiên cứu này. Vì điều kiện thí nghiệm và quy trình xử lý xơ của 2 nghiên cứu không tương đồng, số lượng mẫu để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến đường kính xơ trong nghiên cứu này cịn khá ít (3 mẫu) và khoảng nhiệt độ 10oC là khá rộng nên chưa đủ dữ liệu để kết luận rằng nhiệt độ càng cao đường kính xơ càng lớn. Trong nghiên cứu này chỉ có thể kết luận nhiệt độ có ảnh hưởng đến đường kính xơ khóm xử lý trong NaOH 5%, thời gian 4 giờ và vấn đề này sẽ tiếp tục được triển khai ở các nghiên cứu tiếp theo nhằm sản xuất xơ khóm ngày càng tốt hơn.
Mẫu xơ Nhiệt độ Đường kính (μm) Khoảng dao động Xơ qua xử lý
NaOH 5%, 4 giờ
31oC 35.75 – 70.44 34.69
40oC 42.66 – 84.53 41.87
98