CHƯƠNG 2 : THỰC NGHIỆM
2.6. Thí nghiệm đánh giá độ hồi ẩm của xơ khóm
Tính chất hấp thụ độ ẩm là một ưu điểm của vật liệu dệt. Ngoài khả năng giữ cho da khơ, q trình hấp thụ nước của xơ sợi cịn có cơ cấu hoạt động như một bộ trữ nhiệt, bảo vệ cơ thể khỏi những thay đổi đột ngột theo điều kiện khí hậu bên ngồi. Tuy nhiên đối với những loại xơ háo nước lại gây ra một số khó khăn nhất định trong việc làm khơ quần áo. Sự hấp thụ độ ẩm thường làm thay đổi tính chất của xơ như gây ra trương nở, thay đổi kích thước, hình dạng, độ cứng và độ ma sát và một số các ảnh hưởng khác. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chế biến và sử dụng sản phẩm từ vật liệu dệt. Điều kiện độ ẩm của vật liệu dệt là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định tính chất điện, tĩnh điện của chúng [29, 40].
Quá trình hút – nhả ẩm trong vật liệu luôn biến động và tuỳ thuộc vào mơi trường khơng khí xung quanh. Lượng chất lỏng thường là hơi nước nằm trong vật liệu tính theo phần trăm so với khối lượng khơ của xơ tính tại thời điểm lấy mẫu được gọi là độ ẩm thực tế, xác định theo công thức 2.3: K 100 % t K G G W G − = (2.3) Với G – Khối lượng của mẫu tại thời điểm đo.
2
m
n
76 GK – Khối lượng khô của mẫu vật liệu.
Trong đề tài nghiên cứu này, PALF chưa xử lý hóa học được kiểm tra độ ẩm trên máy đo độ ẩm Sartorius MA150 tại phịng thí nghiệm vật liệu may - Khoa May thời trang – Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. PALF đã xử lý hóa học được kiểm tra độ ẩm theo tiêu chuẩn TCVN 1750:1986, quá trình thực hiện như bên dưới:
Nguyên liệu thí nghiệm: xơ PALF đã xử lý hóa học NaOH 5%, trong 4 giờ, ở 50oC.
Thiết bị: Máy sấy và cân điện tử.
Tiến hành thí nghiệm:
- Bước 1: Sấy các mẫu xơ ở nhiệt độ 105oC đến khi cân thấy khối lượng xơ khơng cịn thay đổi và ghi lại kết quả GK.
- Bước 2: Đem các mẫu xơ hồi ẩm tại điều kiện mơi trường khí hậu chuẩn (20±2)oC, (65±2)%, tối thiểu trong 24 giờ và cân lấy khối lượng G.
- Bước 3: Áp dụng cơng thức (2.3) để tính tốn độ ẩm xơ.
Đánh giá kết quả thí nghiệm: Lặp lại thí nghiệm 5 lần. Đánh giá kết quả trung bình bằng cách
tính độ lặp lại r để xác định mức độ tin cậy của kết quả.