Dựa vào khả năng hòa tan trong kiềm (alkali) của thực vật mà cellulose được chia làm ba nhóm: α -cellulose, β - cellulose và γ - cellulose. α - cellulose thường được định nghĩa là hàm lượng cellulose đích thực (“true” cellulose) trong thực vật, có độ trùng hợp DP trên 200. Trong q trình alkali hóa, α - cellulose khơng bị hịa tan trong dung dịch NaOH 17.5% ở 20oC. Ngược lại, β - cellulose (độ trùng hợp DP khoảng 30 – 200) bị hòa tan trong dung dịch NaOH 17.5% nhưng kết tủa khi trải qua q trình lên men. Có nhiều nhận định cho rằng β - cellulose không phải một dạng cellulose trong gỗ mà là một chất dẫn xuất được sinh ra của α - cellulose trong q trình hóa bột nhão. γ – cellulose (độ trùng hợp DP khoảng 10 – 30) là những phân tử hòa tan được trong dung dịch kiềm với mật độ cao và không xảy ra kết tủa khi trải qua phản ứng trung hòa. β - cellulose và γ – cellulose cấu thành nên hemicellulose [6, 8].
1.1.2.2. Hemicellulose
Hemicellulose là một phức hợp xuất hiện chủ yếu ở thành tế bào sơ cấp và có cấu trúc phân
tử phức tạp (Hình 1.4), phân nhánh, độ trùng hợp từ 70 -200 DP, khi thủy phân chủ yếu tạo ra các đồng phân lập thể thuộc pentose (xylose và arabinose), hexoza ( glucose, mannose và galactose) và đường lên men [8]. Hemicellulose hồn tồn vơ định hình bao gồm các chuỗi cellulose, nhưng có chiều dài ngắn hơn nhiều và được tạo thành từ hỗn hợp các polysaccharide, có trọng lượng phân tử thấp hơn cellulose [7, 8]. Vai trò của Hemicellulose là kết nối lignin và các xơ cellulose, các phân tử hemicellulose được liên kết hydro với microfibrils cellulose và tạo thành lớp trám cho cấu trúc xơ. Chúng hòa tan trong kiềm và dễ dàng bị thủy phân bởi axit [8, 9]. Vì vậy, để tách được xơ từ lá khóm cần phải phá hủy liên kết giữa hemicellulose - cellulose và hemicellulose – lignin.
27