CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá đường kính xơ PALF
3.3.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ NaOH tới đường kính xơ
Phương pháp xử lý kiềm (NaOH) được sử dụng cho xơ PALF giúp loại bỏ hầu hết các thành phần tạp chất như vỏ lá, thịt lá sót lại trên bề mặt thân xơ và làm giảm hầu hết các thành phần lignin, hemicellulose (như mục 3.1.2.1). Việc loại bỏ các thành phần này có ảnh hưởng trực tiếp đến đường kính xơ. Bảng 3.1 bên dưới là kết quả đo đường kính của PALF chưa qua xử lý hóa học và PALF đã xử lý hóa học với NaOH ở các nồng độ khác nhau, thời gian xử lý là 6 giờ và ở nhiệt độ phòng 31oC.
Bảng 3.1: Kết quả đo đường kính xơ trước và sau khi xử lý hố học
Qua dữ liệu bảng 3.1, ta có thể thấy khoảng đường kính dao động của các mẫu xơ đã xử lý so với chưa được qua xử lý và sự thay đổi khoảng dao động khi thay đổi nồng độ chất kiềm hóa. Xơ chưa qua xử lý có đường kính lớn nhất là 149.3 μm đã giảm xuống nằm ở khoảng (67.22 μm – 97.49 μm) với nồng độ NaOH 4%, 5% và 6%. Giá trị đường kính nhỏ nhất của xơ chưa qua xử lý hóa học là 54.98 μm và các xơ đã qua xử lý hóa học với nồng độ NaOH thay đổi trong khoảng (37.6μm – 46.11μm), tương ứng giảm đi khoảng (17.38 – 8.87μm) so với giá trị nhỏ nhất của xơ chưa qua xử lý. Kết quả trên cho thấy, khi thay đổi nồng độ thì đường kính xơ giảm dần, khoảng dao động đường kính được thu hẹp khoảng 3-4 lần so với trước khi xử lý, tức đường kính xơ giảm đáng kể so với trước khi xử lý.
Mẫu xơ Nồng độ Đường kính (μm) Khoảng dao động (μm) Xơ chưa xử lý hoá học 54.98 – 149.3 94.32 Xơ qua xử lý NaOH 4% 46.11 – 97.49 51.38 5% 37.6 – 73.43 35.83 6% 40.51 – 67.22 26.71
94
Hình 3.13: Biểu đồ so sánh khoảng dao động đường kính của xơ PALF khi thay đổi nồng độ NaOH
Quan sát biểu đồ trên ta thấy rằng, so với xơ chưa qua xử lý, khoảng dao động đường kính của các mẫu xơ qua xử lý đều đã được thu hẹp đáng kể. Đối với xơ chưa qua xử lý là 94.32μm, trong khi các xơ được xử lý với NaOH 4% 5% và 6% lần lượt là 51.38, 35.83 và 26.71μm. Điều này chứng tỏ các xơ đã qua xử lý hóa học với NaOH cho đường kính nhỏ hơn so với trước khi xử lý và độ đồng đều của các xơ cũng tốt hơn thể hiện qua khoảng dao động đường kính xơ giảm.
Biểu đồ trên cũng cho thấy, ở nồng độ NaOH 5% và 6%, xử lý trong 6 giờ, ở nhiệt độ phòng cho hiệu quả xử lý tốt nhất, đường kính xơ sau xử lý khá mảnh. Cụ thể đường kính xơ ở nồng độ NaOH 5% là 37.6 – 73.43μm, ở nồng độ 6% là 40.51 – 67.22μm. Do đó hai nồng độ này xét tiếp tục được lựa chọn để khảo sát ảnh hưởng của thời gian xử lý.