.4 Khu vực điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên khu di tích tà thiết, huyện lộc ninh, tỉnh bình phước (luận văn thạc sĩ) (Trang 41 - 47)

Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài được thiết kế để thu thập thơng tin các nhóm sau:

1. Nhóm thơng tin về xác định hợ gia đình.

2. Nhóm thơng tin về các đặc điểm nhân khẩu của hợ. 3. Nhóm thơng tin về các nguồn lực tự nhiên của hợ.

4. Nhóm thơng tin về hiện trạng sử dụng các nguồn lực tự nhiên từ rừng quốc gia, rừng trồng phịng hợ.

5. Nhóm thơng tin về các nguồn thu nhập của hợ.

6. Nhóm thơng tin đánh giá tác động của các hoạt động hiện nay đến hoạt động của người dân.

2.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc

Để thu thập thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, tác giả đã dùng các câu hỏi khơng có trong phiếu điều tra để hỏi thêm các hợ dân trong q trình phỏng vấn..

Phương pháp này nhằm mục đích lấy thêm những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu, mở ra nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị. Phương pháp này phát huy rất hiệu quả các câu hỏi mang tính chất định tính đến những vấn đề mà người dân quan tâm, có ảnh hưởng tới c̣c sống của họ.

2.2.2.4 Phương pháp quan sát trực tiếp

Đây là phương pháp rất sinh đợng và thực tế, tác giả có thêm các thơng tin tại địa bàn nghiên cứu trong q trình đi điều tra phỏng vấn hợ thơng qua ghi chép, chụp ảnh tại hiện trường để ghi lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

2.2.2.5 Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính tốn bằng phần mềm Excel của Microsoft nhầm phân tích, đánh giá nguồn vốn sinh kế

của cộng đồng dân cư. Đánh giá thực trạng phát triển DLST và phân tích SWOT đối với hoạt động DLST tại KDT Tà Thiết.

2.2.2.6 Phương pháp phân tích

Phân tích SWOT (hay ma trận SWOT) là kỹ thuật chiến lược được sử dụng để giúp học viên xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức hoạt động DLST tại khu di tích Tà Thiết. Bên cạnh đó, học viên tiến hành phân tích chuyên sâu nhằm thiết lập cơ sở nền tảng để loại bỏ những yếu tố trở ngại và kích thích những điểm có lợi.

- SO (maxi-maxi) nhằm tận dụng tối đa lợi thế để tạo ra cơ hội. - WO (mini-maxi) muốn khắc phục điểm yếu để phát huy thế mạnh. - ST (maxi-mini) sử dụng thế mạnh để loại bỏ nguy cơ.

- WT (mini-mini) giải quyết mọi giả định tiêu cực và tập trung giảm thiểu nhằm hạn chế những rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực.

Nhằm đưa ra các chiến lượt đề x́t mợt số ứng phó và phục hồi, phát triển du lịch sinh thái bền vững, gắn với bảo tồn tài nguyên trong thời kỳ đại dịch Covid -19 ở khu di tích Tà Thiết.

2.2.2.7 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia được sử dụng để tham khảo ý kiến của 18 chuyên gia là cán bộ – nhân viên của ban quản lý khu di tích Tà Thiết, và một số nhà nghiên cứu du lịch, tài nguyên và môi trường tại trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Phước về các tiêu chí đánh giá tiềm năng DLST và hiện trạng khai thác phát triển DLST thời gian qua ở điểm nghiên cứu. Đồng thời, tiến hành tham vấn ý kiến chuyên gia về các triển vọng khai thác giá trị DLST của khu di tích Tà Thiết trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đánh giá về nguồn vốn sinh kế của cộng đồng dân cư tại khu di tích lịch sử Tà Thiết.

3.1.1 Đánh giá nguồn vốn sinh kế của cộng đồng dân cư tại khu di tích lịch sử Tà Thiết

Việc đánh giá về nguồn vốn sinh kế của cộng đồng dân cư và hiện trạng tài nguyên, đa dạng sinh học của khu di tích lịch sử Tà Thiết. Học viên đã tiến hành thu thập, kế thừa các thông tin về hiện trạng tài nguyên, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hợi khu di tích Tà Thiết.

Mặc khác, điều tra phỏng vấn 150 hộ dân theo bộ mẫu câu hỏi, lựa chọn ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn đối với các hộ dân nằm trong khu vực xung quanh khu căn cứ. Các hợ dân trong xã có mức sống khác nhau và đầy đủ thành phần: hộ giàu (hợ khá), hợ trung bình, hợ nghèo, nghề nghiệp, độ tuổi, cơ cấu lao động, ngành nghề…, kết quả như sau:

Bảng 3.1 Kết quả điều tra các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm khu DTLS Tà Thiết

1) Nguồn vốn con người

- Người dân ở đây chủ yếu là người đồng bào Khmer và Stieng chiếm 118 hộ và cịn lại 32 hợ là người Kinh.

- Ngành nghề chủ yếu thuộc ngành nghệ nông – lâm – nghiệp và các ngành nghề khác như buôn bán, làm thuê...khá đa dạng.

- Các loại cây phổ biến là cây công nghiệp nhu cao su, điều, tiêu,...

- Chăn nuôi gia súc và gia cầm cũng được người dân chú trọng như: Heo, bò, trâu, dê, gà và vịt là được nuôi phổ biến nhất.

- Buôn bán – dịch vụ, giáo viên, cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ thấp.

- Trình đợ học vấn của các chủ hộ ở các xã được điều tra phần lớn là học hết cấp tiểu học.

- Nguồn nhân lực dồi dào có đợ tuổi 18- 55 cao là một lợi thế trong vệc phát triển kinh tế địa phương.

2) Nguồn vốn vật chất

- Nguồn vốn vật chất tại địa phương đa dạng, nhu cầu sống tùy thuộc vào nhu cầu và kinh tế của các hộ dân.

- Các hộ dân xây nhà cấp 4 đơn giản là chính, có mợt số hợ dân xây nhà sàn (đặt trưng của người Stieng) chiếm 1%. - Đường lộ được đầu tư, rộng rãi dễ dàng lưu thông và cũng dễ dàng phát triển các ngành buôn bán dịch vụ.

- Nhu cầu tiện nghi sinh hoạt của các hộ dân khá đồng đều.

3) Nguồn vốn tự nhiên

- Cơ cấu sản x́t nơng nghiệp thì ni trồng lúa nước và cây cao su là 2 loại cây mang lại kinh tế chính cho người dân.

- Một số ngành nghề khác tại địa phương là làm rẫy làm thuê và liên quan đến lâm nghiệp.

- Cơ cấu chăn ni thì gia súc chiếm ưu thế hơn gia cầm; gia súc được đầu tư vào chăn ni bị, trâu, heo và mục đích chính là đem bán. Cịn gia cầm được ni với mục đích dùng trong gia đình. - Sản xuất hàng hóa tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu dựa trên tiềm năng nuôi trồng và khai thác nguồn lợi tự nhiên ở khu vực xung quanh khu di tích Tà Thiết.

- Diện tích đất Lâm lớn, khó kiểm xốt

4) Nguồn vốn xã hội

- Mạng lưới bưu chính viễn thơng đã được phủ rợng trên 16 đơn vị hành chính xã và trong giai đoạn tới tiếp tục mở rợng địa bàn phủ sóng.’

- Địa phương đầu tư và tạo điều kiện cho

các tổ chức, cá nhân xây dựng các sản phẩm đặc trưng, khác biệt, độc đáo, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm, loại hình du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Hệ thống giao thông của huyện được đầu tư phát triển mạnh mẽ trong một số năm gần đây 2 tuyến quốc lộ 13 và 14C đã được năng cấp mở rộng.

nạn lâm tặc mà kiểm lâm và BQL rừng khó kiểm sốt hết được.

5) Nguồn vốn tài chính:

- Ngành nơng nghiệp chiếm 53,21% GDP, trong đó, trồng trọt có vị trí chủ đạo, chiếm cơ cấu cao trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây mang giá trị kinh tế như cao su chiếm 67,3% và lúa nước 16,7%, đây là 2 loại cây trồng chính chiếm ưu thế.

tại địa phương cũng đã hình thành các vùng chun canh cây cơng nghiệp dài ngày như cây cao su, hồ tiêu, điều, cây ăn quả.

- Sản xuất nông, lâm nhiệp và thủy sản năm 2019-2020 gặp nhiều khó khăn do tác

đợng của biến đổi khí hậu tồn cầu, thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới việc gieo trồng cũng như năng suất và sản lượng cây trồng.

- Tình hình chăn ni có chiều hướng tăng so với năm 2020-2021, do dịch tả lợn Châu Phi lây lan trên diện rộng với tổng số lợn tiêu hủy chiếm khoảng 2,5%/ tổng đàn.các hộ.

- Phần lớn diện tích rừng của huyện là rừng nghèo và rừng tái sinh chính vì vậy mục tiêu chủ yếu là bảo vệ sinh thái, ít có giá trị khai thác.

- Cơng nghiệp của huyện vẫn cịn yếu về trình đợ sản x́t, trình đợ khoa học cơng

nghệ.

3.1.2 Phân tích chi tiết về các nguồn vốn của cộng đồng dân cư tại khu di tích Tà Thiết

 Đối với nguồn vốn con người

Kết quả sau khi điều tra 150 hợ dân, thì đã hết 129 hộ là dân di cư đến sinh sống và làm việc cho đến nay và chỉ có 21 hợ là dân địa phương, học viên đã lấy năm 1973 để làm mốc xác định người dân từ nơi khác đến hay dân địa phương vì thời điểm năm 1973 là năm khu di tích lịch sử Tà Thiết được thành lập và cho đến năm 1995 khu di tích được tu sửa lại các hạng mục.

- Về nghề nghiệp

Người dân ở đây chủ yếu là người đồng bào Khmer và Stieng chiếm 118 hộ và cịn lại 32 hợ là người Kinh. Các hộ người Kinh chủ yếu làm các công việc như buôn bán hàng ăn, buôn bán tạp hóa, mở tiệm thuốc, quần áo, cửa hàng điện thoại,.. cịn các hợ người đồng bào chủ yếu làm nông nghiệp, lâm nghiệp và làm thuê.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên khu di tích tà thiết, huyện lộc ninh, tỉnh bình phước (luận văn thạc sĩ) (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)