.6 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên khu di tích tà thiết, huyện lộc ninh, tỉnh bình phước (luận văn thạc sĩ) (Trang 52 - 53)

Theo kết quả điều tra, phân tích cho thấy, đất nương rẫy chiếm 57% diện tích đất nơng nghiệp, chủ yếu các cây trồng cao su, điều, tiêu, cây ăn quả như mít. Trong đó, diện tích đất trồng cây cao su cao hơn tiêu và điều. Do điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất ở đây phong phú nên phù hợp cho phát triển trồng cao su. Nhưng những năm trở về đây biến động thị trường đã làm dao đợng giá cao su nên người dân có xu hướng chuyển sang các cây trồng khác mang giá trị kinh tế cao hơn điển hình là tiêu, điều, mít.

Đất vườn chiếm 27% diện tích đất trồng, các hợ có diện tích đất vườn ít thì đa phần là đất thổ cư dùng để xây nhà ở, các hợ cịn lại sử dụng đất vườn để trồng các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, mận, ổi nhưng với số lượng ít dưới 10 cây và chủ yếu là sử dụng trong gia đình.

Diện tích đất trồng lúa nước chiếm 13% tổng diện tích cây trồng, đây cũng là loại cây trồng chính mang lại kinh tế cho người dân trong khu vực, lúa được trồng với 2 mùa vụ và được chú trọng thâm canh cũng như phòng chống sâu bệnh (sâu rầy nâu).

Đất vườn 27%

Lúa nước 13%

Cây cơng nghiệp 1% Khác

2% Nương rẫy

57%

Nhìn chung, diện tích đất trong khu vực được sử dụng cho nông nghiệp trồng trọt là chính. Diện tích nhiều nhất được sử dụng cho đất nương rẫy trồng cây công nghiệp hằng năm và đất trồng lúa nước. Khu sản xuất nông nghiệp được gắn liền với nhau bằng đê bao cứng có cống thơng điều tiết nước. Hệ thống đê bao phục vụ công tác bảo vệ nghiêm ngặt, phân chia nhiệm vụ bảo tồn và sản xuất một cách rõ ràng. Nông nghiệp và Lâm nghiệp xen kẽ và hỗ trợ nhau, giúp hệ sinh thái đa dạng hơn.

- Cơ cấu sản xuất nơng nghiệp

Trong cơ cấu sản x́t nơng nghiệp thì cao su và lúa nước là ngành mũi nhọn của vùng và cũng là nguồn thu nhập chính của nơng dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên khu di tích tà thiết, huyện lộc ninh, tỉnh bình phước (luận văn thạc sĩ) (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)