2.2 Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ch
2.2.4.1 Tương quan về kỳ hạn:
Đồ
thị 2.7:
Tương quan Tổng vốn tiền gửi huy động và Cho vay (dư nợ tín dụng) qua các năm từ 2008-30.06.2013 (Đơn vi tinh: Ty đồng)
Nhìn chung, qua các năm, tỷ trọng dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động được tại ngân hàng đều hơn 60%. Điều này cho thấy vốn tiền gửi huy động tại NHNo&PTNT khá cao và luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho vay, phần dơi ra ngân hàng có thể sử dụng để đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác hoặc phục vụ cho các hoạt động khác. Các khoản tiền gửi trong vốn huy động được sau khi trích quỹ dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ NHNN quy định sẽ được sử dụng cung ứng cho nhu cầu tín dụng tại ngân hàng.
46
BẢNG 2.8 : TƯƠNG QUAN GIỮA TIỀN GỬI HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY THEO KỲ HẠN TẠI NHNo&PTNT BÌNH DƯƠNG
Đơn vị tính: Tỷ đồng Kỳ hạn 2008 2009 2010 2011 2012 30.06.2013 Huy động cho Vay LTD Huy động cho Vay LTD Huy động cho Vay LTD Huy động cho Vay LTD Huy động cho Vay LTD Huy động cho Vay LTD Ngắn hạn (KKH+CKH<12 Tháng) 3,907 3,113 0.80 4,600 4,190 0.91 5,496 4,806 0.87 6,813 5,632 0.83 7,232 6,283 0.87 6,026 6,513 1.08 Trung-dài hạn (CKH >=12 tháng) 1,829 1,625 0.89 2,315 2,164 0.93 3,369 2,343 0.70 4,485 2,230 0.5 5,623 2,281 0.41 6,701 2,378 0.35 Tổng cộng 5,736 4,738 0.83 6,915 6,353 0.92 8,865 7,148 0.81 11,298 7,862 0.7 12,856 8,564 0.67 12,727 8,890 0.7
47
Căn cứ bang số liệu 2.8 và Phụ lục ty lệ dự trữ bắt buộc cho thấy, từ năm 2008-2012 trong tổng vốn tiền gửi huy động được, lượng tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với lượng tiền gửi ngắn hạn nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu cho vay mà ngân hàng được yêu cầu sau khi trích lại dự trữ bắt buộc tương ứng qua các năm. Qua đó cho thấy sự vận dụng hợp lý trong công tác huy động và cho vay tại ngân hàng, vẫn đảm bảo khả năng cho vay vốn khi khách hàng có yêu cầu. Năm 2009, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bắt đầu giảm xuống thấp hơn năm trước trong khi tỷ lệ sử dụng vốn tiền gửi huy động cho vay đáp ứng từ 91% đối với kỳ hạn ngắn và 93% đối với trung-dài hạn cho thấy nguồn vốn tiền gửi huy động được của NHNo&PTNT Bình Dương đã được sử dụng triệt để nhằm mang lại thu nhập tối ưu trong một khoản chi phí chấp nhận được.
Sang giai đoạn những năm sau, từ 2010-2012 tỷ lệ sử dụng vốn huy động cho hoạt động tín dụng có chiều hướng giảm khi tổng dư nợ tín dụng qua các năm chỉ đạt từ 67%-81%. Thêm nữa, khi xét cơ cấu tương quan giữa vốn huy động và cho vay về kỳ hạn trong các năm trên ta thấy rằng nguồn vốn cho vay chủ yếu là vốn ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu vay ngắn hạn, trong khi vốn trung-dài hạn chỉ được sử dụng cho tín dụng từ 70% trong năm 2010 giảm xuống còn khoản 41%-50% trong 2 năm liên tiếp sau đó. Điều này cho thấy sự dư thừa năng suất sử dụng đối với vốn huy động trung-dài hạn tại NHNo&PTNT Bình Dương trong khi vốn huy động ngắn hạn được sử dụng tối ưu. Qua đó cho thấy Ngân hàng chưa thể tận dụng tốt vốn tiền gửi huy động của mình.
Tính đến 30.06.2013, chỉ sau 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ sử dụng vốn tiền gửi huy động cho nhu cầu tín dụng tăng so với đầu năm, cụ thể là tỷ lệ này tăng chiếm đến 70% tổng vốn huy động từ tiền gửi tại NHNo&PTNT Bình Dương. Tuy nhiên, khi xét về mặt cơ cấu theo kỳ hạn thì ta thấy sự tăng trưởng vượt mức trong dư nợ cho vay ngắn hạn, khi tỷ lệ này vẫn tăng đến mức 108% chứng tỏ tỷ trọng vốn huy động tiền gửi trong ngắn hạn không đủ cấp tín dụng cho vay ngắn hạn, trong khi nhu cầu tín dụng trung-dài hạn chỉ chiếm 35% tổng vốn huy động trung-dài hạn. Như vậy, trong khi nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay ngắn hạn của khách hàng thì nguồn vốn tiền gửi huy động với kỳ hạn dài hơn lại thừa năng lực. Chính vì vậy, một
phần nguồn vốn trung-dài hạn này đã được NHNo&PTNT Bình Dương sử dụng để cho vay ngắn hạn. Việc sử dụng một phần nguồn vốn huy động có kỳ hạn dài cấp tín dụng trong ngắn hạn là phù hợp với thanh khoản của ngân hàng và qui định của NHNN, nhưng chưa thể tiết kiệm được chi phí cho ngân hàng và việc này có thể làm tăng nguy cơ rủi ro lãi suất, giảm lợi nhuận từ lãi của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi.
Như vậy nhìn chung, qua các năm tỷ lệ cho vay tại NHNo&PTNT Bình Dương vẫn đảm bảo sự an tồn thanh khoản cho ngân hàng, tình hình cân đối giữa tiền gửi huy động và cho vay khá tốt, nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn lớn hơn nhu cầu cho vay ngắn hạn và tiền gửi trung và dài hạn cũng lớn hơn nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Mặc dù vậy ngân hàng vẫn chưa thể huy động được nguồn vốn có kỳ hạn tương ứng với nhu cầu cho vay của khách hàng, điều này chưa thể giúp ngân hàng đạt đến hiệu quả cao nhất về chi phí và lợi nhuận cho ngân hàng, chưa khai thác triệt để nguồn vốn tiền gửi để cho vay khách hàng. Tuy nhiên, nếu linh hoạt trong cách quản lý nguồn vốn thì NHNo&PTNT Bình Dương có thể sử dụng phần dôi ra của tổng vốn tiền gửi so với tổng cho vay để đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác. Về phía ngân hàng khi sử dụng phần vốn huy động dôi ra đầu tư cần giới hạn lại với một tỷ lệ hợp lý để vẫn đảm bảo sự an toàn cho nguồn vốn nói riêng và tình hình tài chính của ngân hàng nói chung.