I- Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2006-2010 1 Mục tiêu:
1- Thực trạng của cơ chế vận hành tổng quát ở nƣớc ta.
Ở nước ta, cơ chế vận hành tổng quát, bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Đảng lãnh đạo, nhân dân lao động làm chủ và Nhà nước quản lý. Cơ chế đó nói lên bản chất của chế độ xã hội nước ta. Trong những năm qua, chúng ta đã cố gắng cụ thể hóa và thể chế hóa cơ chế đó vào tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và các tổ chức kinh tế. Từ khi bước vào công cuộc đổi mới đến nay, các bộ phận tạo nên cơ chế đó như Đảng, bộ máy nhà nước và các đồn thể nhân dân đã có nhiều đổi mới nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, đấu tranh khắc phục những biểu hiện thiếu dân chủ, khơng tơn trọng và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống đối chế độ hoặc gây rối trật tự, kỷ cương xã hội...
Tuy nhiên, đây là vấn đề cực kỳ phức tạp. Việc nhận thức và vận dụng được cơ chế này vào cơng việc quản lý cụ thể cịn nhiều lúng túng, sơ hở, làm cho
hiệu quả của nó bị hạn chế và nhiều tập thể, cá nhân đã lợi dụng những sơ hở của cơ chế để vun vén lợi ích cá nhân, cục bộ. Nhược điểm nổi bật nhất trong nhận thức
và vận dụng cơ chế này là tình trạng chưa phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ
giữa các tổ chức đảng và chính quyền, chưa gắn quyền và trách nhiệm pháp lý đốii với các quyết định. Tuy đã được khắc phục một bước, nhưng vẫn cịn tình trạng các
tổ chức đảng can thiệp quá sâu hoặc quyết định thay cơ quan chính quyền. càng xuống cơ sở, tình trạng này càng trầm trọng. trong các quyết định mà tổ chức đảng làm thay chính quyền, đáng lưu ý nhất là các quyết định về xây dựng cơ bản có vốn đầu tư lớn từ ngân sách, về bố trí đánh giá cán bộ lãnh đạo chủ chốt của chính quyền và các tổ chức kinh tế, khơng ít cấp ủy đảng quyết định thành lập xí nghiệp này, cơng ty khác mà khơng có đủ luận chứng kinh tế, khơng cân nhắc nhiều mặt, để rồi các xí nghiệp, cơng ty này làm ăn thua lỗ hoặc hoạt động phi pháp, làm thất thoát khối lượng tài sản lớn mà không thể truy cứu trách nhiệm được. Nhiều cấp ủy địa phương đã ép chính quyền xây dựng các cơng trình xây dựng cơ bản mà khơng tính tốn hiệu quả và tính đồng bộ trong tổng thể cơ cấu kinh tế, qui hoạch chung trên địa bàn nên cơng trình dang dở, kéo dài, buộc phải điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho các nhu cầu cấp bách khác, gây lãng phí khơng nhỏ, tạo cơ hội cho những cán bộ có động cơ xấu lợi dụng để tham nhũng dưới nhiều hình thức. Thực tế cho thấy, những
trường hợp cấp ủy đảng quyết định những công việc thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan chính quyền. các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chun mơn khi có “sự cố” đều rất khó xử lý và càng kéo dài việc kết luận thì tài sản, tiền vốn càng bị thất thoát nhiều hơn. Trên nguyên tắc và trên văn bản thì các
quyết định thành lập tổ chức kinh tế, xây dựng cơng trình do cấp có thấm quyền của Nhà nước tiến hành. Song trên thực tế, các quyết định ấy nhiều khi được hình thành
từ cấp ủy đảng, thậm chí chỉ là ý định của một vài cán bộ lãnh đạo Đảng, tổ chức đảng vẫn là người quyết định tối cao và tối hậu, chính quyền chỉ làm cơng việc hợp pháp hóa và tổ chức triển khai các quyết dịnh đó bằng mọi giá, bất chấp cả hiệu quả cao hay thấp, tiết kiệm hay lãng phí.
Cơ chế quản lý cán bộ hiện hành cũng chứa đựng nhiều nhan tố chưa hợp lý, mở đường cho tham nhũng phát triển mà khơng chặn lại được. Có thể nói, vướng mắc lớn nhất hiện nay là chưa có cơ chế thống nhất được hai nguyên tắc: mộl là,
cấp ủy đảng phải nắm công tác cán bộ; hai là, nguyên tắc bổ nhiệm theo qui chế viên chức nhà nước. Trên thực tế, các cấp ủy đảng – nhất là ở cơ sở - vẫn là người
quyết định công tác cán bộ, các cơ chế bầu cử, thi tuyển , thăm dò ý kiến, bổ nhiệm vẫn mang tính hình thức. Đối với cương vị lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong cơ quan chính quyền, các cơ sở kinh tế lớn thường là do cấo ủy đảng phân cơng đảm nhiệm. Theo đó, con đường đến chức vụ lãnh đạo chính quyền là con đường vịng qua cấp ủy. Một người nào đó muốn trở thành cán bộ quản lý chỉ cần vào được cấp ủy, khi đó mặc nhiên sẽ có chức vụ chính quyền, khơng ở chỗ này thì ở chỗ khác, mà khơng cần qua con đường trực tiếp do cấp chính quyền có thẩm quyền đánh giá, tuyển chọn và quyết định. Cơ chế này, ngoài những bất hợp lý dễ nhận thấy, chứa đựng một nguy cơ lớn là các cán bộ có động cơ xấu, phạm khuyết điểm không phải chịu trách nhiệm trước cấp quản lý nhà nước và trước pháp luật. Vì tổ chức đảng “đặt người của mình” cho chính quyền, nên tổ chức đảng thường tìm mọi cách bảo vệ, kể
cả bao che, dung túng cho những người vi phạm. Đã có khơng ít cán bộ sai phạm,
tham nhũng nhưng cũng chỉ bị xử lý nội bộ hoặc điều chuyển sang công việc khác, trốn tránh trách nhiệm pháp lý, khơng phải bồi hồn vật chất mà họ chiếm dụng hoặc gây thất thốt. Đã có khơng ít cán bộ tham nhũng được “hạ cánh an toàn” nhờ sự can thiệp của cấp ủy hoặc cán bộ lãnh đạo Đảng. Việc xử lý các cán bộ quản lý là cấp ủy viên có vi phạm thường rất khó khăn, gặp rất nhiều sự cản trở. Đến nay vẫn chưa có quy chế rõ ràng về việc cán bộ quản lý là đảng viên, nhất là cấp ủy viên vi
phạm pháp luật, vi phạm ngun tắc quản lý tài chính thì ai xử lý trước – tổ chức
đảng hay cơ quan nhà nước. Nếu tổ chức đảng xử lý trước sẽ mở đường hay các cơ quan nhà nước tiến hành điều tra, xử lý nhưng có nhược điểm lớn là tổ chức đảng khơng có nghiệp vụ điều tra, khơng nắm chắc pháp luật và các nguyên tắc quản lý kinh tế nên thường xử lý không đúng người, đúng tội, để lại nhiều sai phạm, mức xử lý cao nhất cũng chỉ khai trừ ra khỏi Đảng, mà không thu hồi được vật chất, không chịu trách nhiệm hình sự. Nếu cơ quan nhà nước xử lý trước thì sẽ đúng người, đúng tội – vì có điều tra, kết luận theo đúng trình tự tố tụng và tổ chức thi hành án nghiêm minh – nhưng thường vấp phải lực cản từ phía tổ chức đảng, rất khó triển khai ngay
từ khâu khởi tố, điều tra đến việc định tội danh, mức án. Tình trạng này nếu càng chậm được khắc phục thì vẫn cịn miếng đất tốt cho tham nhũng phát triển.