Đổi mới tƣ duy thanh tra

Một phần của tài liệu Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 68 - 69)

III- THANH TRA VỚI VIỆC PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG

1- Đổi mới tƣ duy thanh tra

Để đấu tranh với tham nhũng qua hoạt động thanh tra, trước hết đổi mới tư duy nội dung, hình thức và phương pháp thanh tra.

- Nói đổi mới tư duy thanh tra, đó chính là đổi mới nhận thức và quan điểm về hoạt động thanh tra. Theo chúng tôi, hoạt động thanh tra không phải chủ yếu là hoạt động chống vi phạm pháp luật và tội phạm , trong đó có các tội phạm về tham nhũng. Mục đích của các cuộc thanh tra và khi tiến hành thanh tra không phải chủ yếu và trước hết là đi tìm kiếm, phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật hay tội phạm ở đối tượng thanh tra. Điều chủ yếu và trước hết là phát hiện những nhân tố tích cực và những yếu tố tiêu cực trong cơ chế quản lý nhà nước ỏ cả cấp vi mô lẫn vĩ mô để kịp thời đưa ra kiến nghị và giải pháp khuyến khích hoặc thủ tiêu chúng. Đây là quan điểm chẳng những phải quán triệt ở Thanh tra viên khi tiến hành thanh tra, mà cả ở đối tượng bị thanh tra, xuyên suốt quá trình của một cuộc thanh tra. Có như vậy mới tạo lập mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau giữa hai phía trong việc tìm ra sự thật khách quan của cơ chế quản lý trong từng thời điểm.

Hiện nay các cơ quan hay tổ chức “bị” thanh tra, có tâm lý phổ biến là lo sợ và tìm cách đối phó trong các cuộc thanh tra. Vì thế, giữa thanh tra và cơ quan, tổ chức “bị” thanh tra không đồng mục đích. Một phía thì dường như trong thâm tâm cố tìm thiếu sót, vi phạm để “xử lý”, nếu không cuộc thanh tra chưa đạt. và bên khác thì lo lắng tìm mọi cách chống đỡ. Sự thật khách quan của mỗi cuộc thanh tra thường xuyên bị biến dạng bởi nhận thức khác nhau của hai phía. Do vậy, các khuyết tật và thiếu sót của cơ chế quản lý hoặc là được “thỏa hiệp” với nhau để xem đó là lý do để biện minh cho những vi phạm, sai lầm hòng để “gỡ” tội, hoặc là „đối lập” nhau để phủ nhận „tội” bên “bị” thanh tra. Cuối cùng, mục đích hàng đầu và chủ yếu của mỗi cuộc thanh tra là tìm kiếm, phát hiện các yếu tố hợp lý và sai sót của cơ chế quản lý nhà nước trở thành yếu tố phụ, thứ yếu. Cả hai phía khơng cùng chung phân tích tìm kiếm các kiến nghị hữu hiệu trong việc khắc phục các lỗ hổng của cơ chế, trong đó có các lỗ hổng làm nảy sinh tệ tham nhũng. Trong mối quan hệ với việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý qua hoạt động thanh tra, hơn bao giờ hết, phải thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”, có vậy mới tạo lập được sự thống nhất về mục đích của mỗi cuộc thanh tra từ cả hai phía.

Để phát hiện các khuyết tật, thiếu sót của cơ chế, nội dung thanh tra cũng cần phải đổi mới. Với mục đích cơ bản hành đầu của thanh tra là tìm kiếm, phát hiện những ưu điểm, thiếu sót trong cơ chế quản lý để kịp thời biểu dương và kiến nghị với Đảng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đổi mới và hồn thiện cơ chế như nói trên, nên nội dung của mỗi cuộc thanh tra cần được xác định và định hướng trước. Nội dung của mỗi cuộc thanh tra khơng nên dàn trải theo hướng tìm kiếm, truy bắt người vi phạm. Căn cứ vào các yếu tố tạo nên cơ chế quản lý nhà nước như nói ở phần trên, mà ở mỗi cuộc thanh tra cần định hướng phù hợp. Cơ chế quản lý nhà nước bao gồm 2 yếu tố cơ bản là nội dung quản lý và bộ máy quản lý. Mỗi yếu tố lại có vơ số các thành tố tạo nên nó. Vì vậy, xác định nội dung của các cuộc thanh tra phải dựa vào lý luận về cơ chế quản lý. Trong mối quan hệ với cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, nội dung thanh tra cần tập trung vào các yếu tố và thành tố tạo nên cơ chế quản lý.

Một phần của tài liệu Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)