Về cơ chế điều chỉnh pháp luật

Một phần của tài liệu Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 65 - 68)

I- Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2006-2010 1 Mục tiêu:

4- Về cơ chế điều chỉnh pháp luật

Nhận thức được vai trò điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ kinh tế trong cơ chế thị trường, mấy năm gần đây, Nhà nước ta đã ban hành mới nhiều văn bản pháp luật về kinh tế như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật thuế doanh thu, Luật thuế nhập hàng mậu dịch, Luật thuế lợi tức, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty, Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh về tài nguyên, Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... và hàng chục văn bản dưới luật khác. Các văn bản pháp luật về kinh tế này đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi cơ chế kinh tế trên một số lĩnh vực. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về kinh tế hiện hành còn thiếu nhiều. Đặc biệt là thiếu tính hệ thống, tính phối hợp,

thậm chí mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở hoặc triệt tiêu hiệu lực của nhau. Điều đó do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính được bắt nguồn từ qui trình xây dựng pháp luật. Ở nước ta, chưa có Luật ban hành văn bản qui

phạm pháp luật nên theo thói quen, qui trình xây dựng pháp luật thường đi theo một quá trình sau: Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành luật và pháp lệnh, Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật hay pháp lệnh đó. Sau khi có nghị định của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành lại được giao nhiệm vụ ra thông tư hướng dẫn cụ thể nghị định. Qui trình ấy làm nảy sinh tình trạng cùng một vấn đề cần phải điều chỉnh, phải thông qua “bộ ba” các văn bản (luật hoặc pháp lệnh, nghị định, thông tư) với những qui định và mức độ điều chỉnh khác nhau, thường theo xu hướng văn bản ra sau đầy đủ, cụ thể hơn văn bản ra trước, mặc dù giá trị pháp lý của nó thấp hơn. Điều đó khơng thể tránh khỏi hạn chế hiệu lực thực thi của văn bản có giá trị pháp lý cao, kéo dài thời gian thực hiện luật, pháp lệnh, thậm chí xem thường giá trị của chúng; ví dụ: Pháp lệnh về tài ngun khống sản có hiệu lực thi hành từ ngày 28/7/1989 nhưng cho đến nay mới có nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành. Vì thế, nhiều qui định của Pháp lệnh ấy chưa đi vào cuộc sống. Qui trình xây dựng pháp luật nói trên cịn dẫn đến tình trạng đùn đẩy, ỷ lại nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật. Mâu thuẫn chồng chéo giữa các loại văn bản là không tránh khỏi.

Hệ thống pháp luật của nước ta cịn thiếu đồng bộ. Sự khơng đồng bộ của pháp luật chắc chắn sẽ làm cho pháp luật không thực hiện được vai trị tạo ra mơi trường thuận lợi, tin cậy cho sự tồn tại và phát triển của các quan hệ kinh tế thị trường. Đúng như Văn kiện Đại hội VII nhấn mạnh: “Cơ chế quản lý kinh tế mới đã

bước đầu hình thành nhưng chưa đồng bộ, cịn thiếu nhiều luật lệ, chính sách bảo đảm sản xuất, kinh doanh đúng hướng”. Thiếu nhiều hơn cả là luật điều chỉnh các hoạt động về ngân hàng, tài chính, nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển sản xuất và tạo nguồn thu, thiếu nhiều các qui định pháp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ. Trong lĩnh vực phân phối và chính sách xã hội, còn thiếu pháp luật để điều chỉnh các nguồn thu nhập phi pháp và điều tiết thu nhập. Trách nhiệm pháp lý dân sự - kinh tế giữa các chủ thể thuộc các thành phần sở hữu khác nhau trong các quan hệ kinh tế chưa thực sự bình đẳng. Nguyên tắc pháp lý hàng đầu trong các quan hệ kinh tế thị trường là mọi người, mọi chủ thể sản xuất, kinh doanh đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Thế mà trong pháp luật hiện hành của nước ta cịn có sự phân biệt đối xử. Có lẽ nguyên nhân gây ra tình trạng các văn bản pháp luật vị “phân biệt đối xử” là nhà làm luật đã quá “chiếu cố” đến đặc điểm của địa phương, của ngành. Sự chiếu cố quá đáng trong mọi trường hợp đều dẫn đến “sự độc đáo ngược đời”, làm mất đi nguyên tắc bình đẳng trong các quan hệ, đặc biệt là các quan hệ kinh tế. Việc xây dựng và ban hành một văn bản pháp luật bao giờ cũng phải dựa trên những cơ sở khoa học nhất định với những điều tra và thực nghiệm chu đáo, chín chắn, tồn diện. Tính chuẩn mực là đặc điểm chính phản ánh chân lý khách quan, phản ánh đúng đắn bản chất của các quan hệ xã hội. Các khái niệm, phạm trù pháp lý khơng được xác định đúng đắn. Ví dụ các khái niệm pháp nhân, người đại diện pháp nhân xác định về mặt pháp lý khơng chính xác, tạo ra kẽ hở cho nhiều người lợi dụng thực hiện các hành vi tham nhũng.

- Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật thì pháp luật về nội dung và pháp luật về hình thức (pháp luật về thủ tục) có quan hệ chặt chẽ với nhau. Luận về nội dung đúng đắn, chính xác nhưng luật về hình thức sai sót thì cơ chế điều chỉnh pháp luật khơng thể đảm đương được vai trị điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vì thế, khơng chỉ chú trọng hoàn thiện pháp luật về nội dung mà xem thường pháp luật về hình thức. Ở nước ta, một trong những môi trường và điều kiện thuận lợi làm nảy sinh nạn tham nhũng nhìn dưới phương diện cơ chế điều chỉnh pháp luật có thể thấy rằng

pháp luật về hình thức vừa thiếu lại vừa rắc rối, phiền hà, thiếu hẳn các qui định xác định trách nhiệm pháp lý của cơ quan và viên chức nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ về thủ tục. Đặc biệt là các thủ tục trong lĩnh vực quản lý nhà

nước về kinh tế. Từ thủ tục đầu tư, đến thủ tục cấp phát ngân sách, thủ tục đấu thầu xây dựng, nghiệm thu cơng trình, thủ tục cấp đất... đều tạo ra nhiều lỗ hổng chẳng những làm giảm sút hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước mà cịn tạo mơi trường và điều kiện nảy sinh các biểu hiện tiêu cực trong quản lý nhà nước, đặc biệt là tệ tham nhũng.

- Quan hệ chặt chẽ về nội dung và pháp luật về hình thức là pháp luật trong hành động tức là việc áp dụng, tuân thủ, chấp hành và thực hiện pháp luật trong thực tế. Xem xét pháp luật dưới phương diện này, có thể nói rằng đang tồn tại nhiều lỗ hổng. Trước hết, đó là các cơ quan bảo vệ pháp luật – một khâu quan trọng trong cơ chế điều chỉnh pháp luật – với chức năng đảm bảo cho pháp luật được thực thi trong thực tế, còn bộc lộ nhiều nhược điểm.

+ Thứ nhất: Tổ chức và hoạt động của các cơ quan Công an, Kiểm sát Thanh tra chưa được phân định rạch ròi trong việc đấu tranh chống tham nhũng và vi phạm pháp luật. Hoạt động của các cơ quan này vừa trùng lắp, vừa thiếu sự phối hợp và thậm chí cịn chế ước lẫn nhau. Điều đó bắt nguồn từ những qui định thiếu chính xác, cụ thể về chức năng và thẩm quyền của mỗi cơ quan trong việc bảo vệ pháp luật.

+ Quy chế và thủ tục thanh tra, điều tra và kiểm sát chưa được qui định chặt chẽ. Thanẩnt được tiến hành theo thủ tục hành chính; kiểm sát, điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng trên thực tế khơng có sự phân biệt rõ ràng. Hiện nay, qui chế của Điều tra viên, Thanh tra viên và Kiểm sát viên chưa có pháp luật qui định nên tình trạng tùy tiện vẫn thường xuyên xảy ra, khơng có cơ sở pháp lý để kiểm tra, giám sát Thanh tra viên, Kiểm sát viên và Điều tra viên. Nạn tham nhũng của Thanh tra viên, Kiểm sát viên, Điều tra viên và cả Thẩm phán của Tòa án, ai chống tệ nạn này Dư luận quần chúng đang kêu ca, phàn nàn các cơ quan này. Quyền được giao nhưng nghĩa vụ và trách nhiệm không rõ ràng và thiếu cơ chế phối hợp, chế ước trong các cơ quan này cũng là nguyên nhân làm nảy sinh tham nhũng ngay trong các cơ quan Điều tra, Kiểm sát và Thanh tra.

- Cũng với các điều nói trên, đội ngũ viên chức nhà nước, đặc biệt là những người có chức, có quyền, ý thức pháp luật và trình độ văn hóa pháp lý của họ cịn thấp kém. Đặc biệt, ý thức pháp luật của những người có tổ chức, có quyền phổ biến là coi thường, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của pháp luật. Đội ngũ những người nắm quyền lực nhà nước để điều khiển cơ chế quản lý nhà nước nói chung, cơ chế điều chỉnh pháp luật nói riêng chưa trở thành tấm gương tuân theo pháp luật. Vì thế, pháp luật dù đúng đắn đến đâu tự nó khơng thể đi vào cuộc sống. Muốn cho pháp luật trở thành hiện thực, điều đầu tiên là pháp luật ấy phải được những người có chức, có quyền tổ chức thực thi một cách nghiêm chỉnh.

Tóm lại, xem xét cơ chế quản lý tổng quát, cơ chế quản lý nhà nước trong đó chú ý đến cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế điều chỉnh pháp luật cịn tìm thấy

nhiều lỗ hổng và thiếu sót. Chống tham nhũng theo phương hướng phòng ngừa trước hết là phải phát hiện và bịt kín các lỗ hổng và thiếu sót nói trên.

Một phần của tài liệu Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)