Về cơ chế quản lý nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 61 - 63)

I- Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2006-2010 1 Mục tiêu:

2- Về cơ chế quản lý nhà nƣớc

Về tổ chức bộ máy của cơ chế quản lý nhà nước, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII xác định: “Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, có sự phân cơng, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, Nhà nước Việt Nam

thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân cơng rành mạch

ba quyền đó”. Hiến pháp năm 1992, các Luật tổ chức Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân... do Quốc hội mới thơng qua đã thể chế hóa ngun tắc đó.

Trong q trình hoạt động của bộ máy nhà nước, bên cạnh những mặt hợp lý là cơ bản, cơ chế tổ chức và vận hành của Nhà nước ta còn nhiều bất hợp lý, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước và tạo khe hở cho các hiện tượng tiêu cực phát sinh. Nhìn từ yếu tố tổ chức bộ máy của cơ chế quản lý nhà nước trong mối quan hệ với các biểu hiện tham nhũng, có thể nêu một số hạn chế sau đây:

- Một là, Quốc hội, theo Hiến pháp 1992, có quyền giám sát tối cao mọi

hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhưng trên thực tế, Quốc hội khơng có bộ máy chuyên trách riêng của mình. Một phần quyền giám sát tối cao Quốc hội giao cho Viện Kiểm sát tối cao. Trong thực tiễn. Viện Kiểm sát không đảm đương nổi chức năng này. Bộ máy điều tra chủ yếu thuộc cơ quan hành pháp. Vì vậy trong thực tiễn, khơng tránh khỏi tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi cịi”. Chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước, chủ yếu là từ hoạt động hành pháp và tư pháp. Hiện nay, chúng ta chưa có bộ máy tương xứng, hữu hiệu để thực hiện quyền giám sát các hoạt động hành pháp và tư pháp, để sớm phát hiện các biểu hiện tiêu cực và tham nhũng từ hoạt động của cơ chế quản lý nhà nước ở nước ta, còn thiếu hẳn một cơ quan chuyên trách thực hiện quyền giám sát tối cao, độc lập với quyền hành pháp và quyền tư pháp chống các hiện tượng tiêu cực và tham nhũng nảy sinh từ hoạt động hành pháp và tư pháp.

- Hai là, các cơ quan chức năng quản lý nhà nước làm đồng thời cả hai chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh, Hiện nay

nhiều bộ quản lý cả các liên hiệp, xí nghiệp, cơng ty... thuộc bộ; các sở quản lý các nhà máy, xí nghiệp, cơng ty thuộc sơ: các phòng cấp huyện, quận quản lý các trạm, cửa hàng, hợp tác xã... Chế độ quản lý có bộ, sở chủ quản như vậy cản trở rất lớn

hoạt động thanh tra, giam sát, truy cứu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác, mỗi bộ là một “vương quốc” riêng. Một khi xí nghiệp, cơng ty đã “đóng góp”

cho bộ rồi thì làm sao bộ cịn thực hiện đầy đủ trách nhiệm giám sát, quản lý nhà nước đối với xí nghiệp, Thanh tra có vào, quần chúng có phát giác tham nhũng thì bộ cũng tìm cách ngăn cản, hợp pháp hóa, nhất là khi có sự cấu kết, thông đồng để tham nhũng giữa cán bộ của cơ quan chủ quản với lãnh đạo đơn vị kinh tế trực thuộc. Chỉ cần bằng một bản “thuyết minh” nào đó của xí nghiệp là bộ, sở chủ quản cho phép nhập một dây chuyền sản xuất mới hoặc “thanh lý” cả một phân xưởng, qua đó một số cán bộ có chức quyền ở bộ, sở và xí nghiệp đã bỏ túi riêng hàng chục triệu đồng. Với chế độ bộ, sở chủ quản, người ta có thể chuyển kinh phí sự nghiệp thành vốn đầu tư và ngược lại, mỗi lần chuyển đổi như thế là một lần thất thoát vào túi riêng của những người có trách nhiệm.

Ba là, việc phân cấp quản lý hành chính bị biến thành phân cấp quản lý kinh tế. Biểu hiện rõ nhất của điều đó là việc ra đời các xí nghiệp địa phương và việc

quản lý ngân sách địa phương.

Cũng giống như việc các xí nghiệp thuộc bộ, các cơ sở kinh tế thuộc tỉnh, thành phố, quận, huyện là những lãnh địa riêng với những qui chế nộp ngân sách địa phương riêng mà các cơ quan quản lý cấp trên khó bề kiểm sốt, có phát hiện được tham nhũng thì lại bị cấp ủy, chính quyền địa phương che chắn.

Là cấp được giao quyền quản lý hành chính trên địa bàn, nhiều cấp chính quyền đã vượt quá quyền hạn trong việc cấp đất xây dựng cơng trình cơng cộng và cấp đất ở, cấp phép sử dụng đất sai mục đích. Trong việc này thường có nhiều điều khuất tất, có nơi tham nhũng rất nặng. Thậm chí, ở nhiều địa phương, Hội đồng nhân dân chủ trương bán đất, cho thuê vỉa hè..., cho nên cán bộ chính quyền dựa vào chủ trương đó để thu lợi riêng, không nộp vào ngân quỹ địa phương những khoản tiền lớn. Những hiện tượng “phạt để tồn tại”, “ăn hối lộ để giảm mức thuế”, “lệ phí làm ngờ” khá phổ biến ở tất cả các cấp, các địa phương mà nguyên nhân sâu xa là sự phân cấp không được kèm theo cơ chế giám sát chặt chẽ.

Bốn là, cơ chế thẩm định các tờ trình về kinh tế và cơ chế giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với các ngành hành pháp, tư pháp chưa rõ ràng và chặt chẽ. Khơng ít những tờ trình về kinh tế (việc xây dựng cơng trình

mới, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, dự án vay vốn, quyết toán ngân sách...) không đủ luận cứ, chưa qua thẩm định, khơng có cơ quan phản biện, khơng có nhiều phương án để lựa chọn, khơng có qui định chế độ trách nhiệm khi thua lỗ, thất thốt

mà vẫn được thơng qua. Trong các Ủy ban của Quốc hội có cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì việc thẩm tra các dự án của Chính phủ, địa phương sẽ khó đảm bảo sự khách quan, càng khơng thể làm trịn trách nhiệm giám sát như qui định ở Điều 95 Hiến pháp 1992. Quốc hội nước ta chưa có chế độ “cắm” người của Quốc hội, do Quốc hội trả lương, thường trực ở các bộ, ngành (chẳng hạn như làm Thứ trưởng đương nhiệm) chuyên làm chức năng giám sát “từ bên trong” như ở nhiều nước vì xử lý khơng thỏa đáng.

Trong thực thi quyền lực thì việc tạo ra cơ chế kiềm chế lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực là rất quan trọng. Ở nước ta, cơ chế đó chưa thật rõ ràng, trên lý thuyết thì chúng độc lập với nhau, nhưng thực tế lại do một trung tâm chi phối: hoặc là Chính phủ, Uỷ ban nhân dân hoặc là cấp ủy đảng. Do đó, các ngành này hướng tới sự mâu thuẫn, che chắn cho nhau hơn là giám sát, kiềm chế lẫn nhau. Khi các cơ

quan Thanh tra, Kiểm tra, Nội vụ phát hiện dấu hiệu tham nhũng ở đâu đó, nhưng cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân “bật đèn đỏ” thì cũng khơng dám khởi tố. Chúng ta cũng chưa có cơ chế ràng buộc các cơ quan bảo vệ pháp luật phải làm đầy đủ trách nhiệm, nếu không truy tố tội phạm, xét xử khơng nghiêm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Một phần của tài liệu Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)