I- Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2006-2010 1 Mục tiêu:
3- Về cơ chế quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực kinh tế
Nước ta đang từng bước khắc phục cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang áp dụng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thực tiễn những năm qua đã chứng tỏ bước chuyển đổi cơ chế là rất cần thiết và đúng hướng.
Tuy nhiên, cơ chế cũ vẫn chưa được thanh tốn triệt để, cơ chế mới đang hình thành, Nhà nước ta đang trong qua trình làm quen với cơ chế thị trường. trong bước chuyển cơ chế, những sơ hở, bất cập trong quản lý kinh tế của Nhà nước thể hiện ở rất nhiều khâu, nhiều lĩnh vực.
Ở những phần trên đã đề cập, những sơ hở trong cơ chế chung và trong lĩnh vực quản lý hành chính liên quan đến quản lý kinh tế của Nhà nước – và chỉ nêu những nét lớn nhất – là những nhân tố tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển.
- Nơi hiện tượng tham nhũng nặng nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nguyên nhân của nó có nhiều, những gốc rễ là do sự đồng nhất sở hữu toàn dân với sở hữu nhà nước và tình trạng làm chủ chung chung, khơng có người chủ đích thực của các xí nghiệp. Vì chúng ta hiểu quốc doanh tức là sở hữu toàn dân, mà sở hữu tồn dân tức là khơng có địa chỉ của người sở hữu cụ thể, nên ở đó người ta khơng
có những quyền năng và nghĩa vụ pháp lý. Cán bộ quản lý các xí nghiệp quốc doanh có thể bằng đủ mọi cách biến tài sản và tiền vốn của Nhà nước thành của riêng, phục vụ lợi ích riêng. Điều đó bắt nguồn từ những qui định rách rịi, chính xác, cụ thể giữa chủ sở hữu là Nhà nước với các doanh nghiệp là người được chủ sở hữu giao quyền sản xuất, kinh doanh. Nội dung của các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không được qui định rõ ràng giữa hai loại chủ thể khác nhau là Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước Trong các qui định pháp lý cũng như trên thực tế, doanh nghiệp nhà nước còn được ưu đãi hơn các doanh nghiệp thuộc các thành phần sở hữu khác trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước. Nguyên tắc bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh trong mọi loại hình doanh nghiệp chưa được quán triệt trong nhận thức cũng như trong thực tiễn.
- Việc chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang chế độ tự chủ sản xuất, kinh doanh là cần thiết. Song, đi liền với việc đó là hồn thiện qui chế trách nhiệm pháp lý của giám đốc. Nhưng quyền tự chủ rộng rãi mà trách nhiệm lại không rõ ràng đã tạo ra khả năng các giám đốc xí nghiệp nhân danh quyền tự chủ để hoạt động không thể kiểm soát nổi. Trong điều kiện cơ chế thị trường, các loại giá đều là giá thị trường, Nhà nước không cung cấp vật tư, nguyên liệu, không qui định giá sản phẩm..., giám đốc xí nghiệp toàn quyền định đoạt. Với quyền năng rộng rãi của mình chỉ cần móc ngoặc, thơng đồng với bên bán vật tư hay bên mua sản phẩm, lãnh đạo xí nghiệp đã dược hưởng khoản chênh lệch rất lớn, còn Nhà nước và người lao động chẳng những không thu được gì qua các phi vụ “móc ngoặc” mà cịn không tài nào thanh tra, kiểm tra được hoạt động của giám đốc.
- Bước sang cơ chế thị trường, Nhà nước chưa đề ra các qui định mạng tính pháp lý về chế độ hạch toán doanh nghiệp, trước hết là ở các doanh nghiệp nhà nước. Trong hạch toán, hai khâu quan trọng nhất nhưng hiện đang sơ hở, tùy tiện nhất là việc đánh giá tài sản cố định và tỷ lệ khấu hao. Do các xí nghiệp được trang bị máy móc, phương tiện từ nhiều nguồn của nhiều nước trong các thời điểm khác nhau, việc xác định trị giá cịn lại của nó rất khó khăn. Đây là khâu các giám đốc xí nghiệp có thể tùy ý định đoạt, kê khai khống, làm nhiễu loạn việc hạch toán giá thành, bịn rút của cơng một cách tinh vi.
- Từ khi áp dụng cơ chế thị trường, chế độ phân phố trong nội bộ xí nghiệp khơng theo một nguyên tắc nào. Sau khi làm xong nghĩa vụ với Nhà nước, các xí nghiệp có tồn quyền xác lập tỷ lệ phân phối nội bộ, Ngoài phần tiền lương bằng tiền là rất nhiều khoản phân phối khác nằm ngoài sổ sách. Ở những khoản ngoài sổ sách này, các giám đốc và cán bộ chủ chốt của xí nghiệp dành cho mình những tài
sản có giá trị lớn. Hiện tượng lãnh đạo xí nghiệp “tự thưởng” cho mình và “thưởng” cho cấp trên không phải hiếm.