Phát hiện các thiếu sót, sơ hở trong bộ máy của cơ chế quản lý nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 74 - 75)

III- THANH TRA VỚI VIỆC PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG

3- Phát hiện các thiếu sót, sơ hở trong bộ máy của cơ chế quản lý nhà nƣớc.

nƣớc.

Nói đến yếu tố bộ máy của cơ chế quản lý nhà nước là nói đến tổ chức và cán bộ. Cơng tác tổ chức và cán bộ đóng vai trị quyết định trong việc vận hành của cơ chế quản lý. Tuy nhiên, bộ máy chậm được đổi mới, cồng kềnh, kém hiệu lực. Công tác quản lý cán bộ bị coi nhẹ. Thậm chí cịn sử dụng cả những người có tiền án, thối hóa biến chất để tuyển chọn, đề bạt giữ cương vị công tác qua trọng và trực tiếp nắm giữ quản lý tài sản lớn. Vì vậy, trong hoạt động thanh tra phải thường xuyên chú trọng phát hiện những sơ hở, thiếu sót và những bất hợp lý trong bộ máy của cơ chế quản lý nhà nước. Đặc biệt là những sơ hở thiếu sót của bộ máy là nguyên nhân và điều kiện đẻ ra nạn tham nhũng.

Khi tiến hành thanh tra, theo chúng tôi, trong mối quan hệ với việc góp phần phịng ngừa tham nhũng, cần tập trung vào các khâu sau đây của tổ chức bộ máy quản lý.

- Một là, xem xét mối quan hệ giữa bộ chủ quản, sở chủ quản... đối với các doanh nghiệp. Đây là mối quan hệ còn biểu hiện nhiều mặt bất hợp lý nảy sinh nhiều tiêu cực, Đảng và Nhà nước ta đang có từng bước xóa bỏ. Trong điều kiện đó, hơn bất kỳ cơ quan nhà nước nào, thanh tra phải thường xuyên phát hiện những yếu tố bất hợp lý trong tổ chức bộ máy nhà nước và bộ máy sản xuất, kinh doanh để sớm đổi mới hồn thiện là địi hỏi cấp bách hiện nay. Mối quan hệ “cha” (bộ, sở chủ

quản) với các “con” (các doanh nghiệp) cần được thanh tra chú ý trong mỗi vụ việc. - Hai là, quan hệ giữa Trung ước và địa phương. Trong mối quan hệ về tổ chức này, khi thanh tra với mục đích đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, cần chú ý hai biểu hiện sau đây:

+ Quan hệ về cấp pháp và quyết định về ngân sách, tài chính, xây dựng cơ bản, đầu tư... Đây là mối quan hệ mà Trung ương cho thì địa phương mới thực hiện được. Như vậy sẽ nảy sinh quan hệ “xin – cho”. Trong mối quan hệ mà một bên có quyền và một bên phải cầu cạnh, xin xỏ thì khơng thể trách khỏi sự tùy tiện và tiêu cực. Thủ tục “xin xỏ” hiện nay của ta lại rất rắc rối nhiều tầng nấc, phiền hà hoặc lại quá giản đơn bất chấp thủ tục làm sao tránh khỏi tham nhũng nảy sinh trong mối quan hệ này.

+ Quan hệ mà đúng ra phải xin phép Trung ương nhưng không cần xin phép Trung ương, địa phương vẫn thực hiện được. Sau đó Trung ương có biết thì cả

tập thể Thường vụ hay Ủy ban nhận lãnh trách nhiệm và thế là “hịa cả làng”. Đây chính là các phi vụ vì lợi ích cục bộ của địa phương và thơng qua đó những người có chức, có quyền ở địa phương có điều kiện tham nhũng. Ví dụ việc nhập lậu ở các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Sơng Bé làm thất thốt hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước.

- Ba là, quan hệ phụ thuộc theo hệ thống thứ bậc về chứng quyền. Tham nhũng được tiến hành chủ yếu ở những người có chức, có quyền. Vì vậy, khi tiến hành thanh tra phải đặc biệt chú ý tới quan hệ phụ thuộc quyền lực giữa họ. Thông qua mối quan hệ này mà phát hiện được nhiều kiến nghị xác thực nhằm kiện toàn bộ máy quản lý, quan hệ giữa những người có chức, có quyền phải là những quan hệ pháp lý với những trách nhiệm cụ thể, chặt chẽ mới hạn chế được việc lợi dụng chức quyền trong quan hệ để tham nhũng.

Bộ máy quản lý bao gồm tổ chức và con người đang từng bước đổi mới và hoàn thiện cùng với thành quả của sự nghiệp cải cách bộ máy nhà nước, trong đó đặc biệt quan trọng là cải cách nền hành chính quốc gia. Thanh tra phải có những kiến nghị xứng đáng góp phần cải cách bộ máy nhà nước trong đó có cải cách hành chính. Bằng cách đó mà từng bước loại bỏ các yếu tố bất hợp lý góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý, hạn chế nạn tham nhũng.

Một phần của tài liệu Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)