4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đặc điểm tình hình giáo dục Tiểu học của thành phố Hưng Yên,
2.1. Đặc điểm tình hình giáo dục Tiểu học của thành phố HưngYên, tỉnh Hưng Yên Yên, tỉnh Hưng Yên
2.1.1. Tình hình giáo dục Tiểu học của Thành phố Hưng Yên nămhọc 2015 - 2016 học 2015 - 2016
Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, khoa học của Tỉnh, trình độ dân trí cao và là nơi có truyền thống hiếu học; đồng thời được các ban, ngành, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh quan tâm tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần cho sự nghiệp giáo dục.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, yêu nghề, tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn cao .
2.1.1.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục
- Việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy
Ngay từ đầu năm học, Phịng GD&ĐT thành phố đã triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT. Phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học và chỉ đạo các trường căn cứ kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế của mỗi đơn vị cơ sở. 100% các trường thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy và biên chế năm học đã đề ra, hồn thành chương trình giảng dạy và kết thúc năm học đúng thời gian quy định.
- Đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò, vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy: Thầy chủ đạo, trị chủ động tìm tịi, khám phá, phát hiện kiến thức mới. Giao quyền chủ động việc thực hiện chương trình, kế hoạch bài giảng cho giáo viên. Mỗi giáo viên phải chủ động xây dựng bài giảng theo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng
dạy, đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo chuẩn kiến thức - kĩ năng và điều chỉnh nội dung dạy học, luôn quan tâm đến các đối tượng học sinh; chủ động lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục mơi trường, giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với nội dung bài dạy ở tất cả các môn học. Tổ chức thành công các lớp tập huấn cấp thành phố về: “Dạy học theo mơ hình VNEN”; ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy một số môn học ở Tiểu học; tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và phương pháp kỉ luật tích cực trong nhà trường, tập huấn dạy học theo tài liệu Tiếng Việt 1-CGD..., góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học.
- Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo trong các nhà trường Tiểu học Thực hiện tốt việc đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo trong các nhà trường Tiểu học, chú trọng bồi dưỡng năng lực cho CBQL về nội dung, quan điểm đổi mới cơng tác quản lý, chỉ đạo cấp học nói chung, cơng tác chỉ đạo và quản lý dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng nói riêng. Bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên theo chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp.
2.1.1.2. Triển khai một số phương pháp giáo dục mới
- Triển khai có hiệu quả mơ hình trường học mới tại Việt Nam
Năm học 2015 - 2016, Phịng GD&ĐT thành phố có nhiều trường Tiểu học dạy học theo mơ hình trường học mới Việt Nam Đây là chương trình thử nghiệm thể hiện đổi mới ở cách thức tổ chức lớp học, cách dạy và cách học, chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực. Phịng GD&ĐT thành phố Hưng Yên đã cử giáo viên cốt cán tham gia làm quen với mơ hình VNEN Triển khai tập huấn cho 100% CBQL, giáo viên các trường Tiểu học về nội dung và phương pháp dạy học theo mơ hình VNEN. Trong q trình thực hiện Phịng GD&ĐT thành phố thường xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm cho giáo viên và nhà trường. Bước đầu, giáo viên thực hành tốt các bước lên lớp theo mơ hình VNEN; học sinh thực hiện tốt bài
học, từng bước làm quen và khá hứng thú với phương pháp học tập theo nhóm. Trong các hoạt động, các em được thể hiện năng lực của bản thân trước các bạn trong nhóm học tập và trong lớp, được bày tỏ ý kiến và quan điểm cá nhân về các nội dung học tập trong từng bài học cụ thể; chủ động, tự giác trong việc lĩnh hội kiến thức và thích thú khi được kiểm tra đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập;
- Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy
Ngay khi Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn, Phòng Giáo dục đã tổ chức tập huấn dạy môn Tự nhiên xã hội và Khoa học theo phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” cho CBQL, giáo viên các trường. Chỉ đạo các tổ, cá nhân xây dựng kế hoạch, lựa chọn một số môn học, bài học phù hợp để áp dụng phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy môn Tự nhiên xã hội lớp 1,2,3; Khoa học lớp 4,5. Phối hợp với phụ huynh học sinh chuẩn bị sách vở, đồ dùng thí nghiệm cho học sinh đồng thời khuyến khích phụ huynh học sinh hỗ trợ các em làm thực nghiệm.
2.1.1.3. Kết quả tổ chức dạy học hai buổi/ngày
Nhận thức rõ việc tổ chức dạy hai buổi/ngày ở trường Tiểu học là góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học, tạo môi trường học tập và vui chơi lành mạnh cho học sinh. Năm học 2015 - 2016, bậc Tiểu học thành phố Hưng Yên tiếp tục duy trì tốt việc dạy học hai buổi/ngày.. Việc dạy hai buổi/ngày giúp học sinh được tăng cường để học sinh luyện tập, thực hành kiến thức đã học, bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu. Ngồi ra, đây cịn là điều kiện tốt để các trường tổ chức dạy các môn tự chọn Ngoại ngữ và Tin học. Nhờ tổ chức tốt việc dạy học hai buổi/ngày mà chất lượng giáo dục của thành phố ngày một tăng cao, chất lượng giáo dục toàn diện tăng cao, nhiều học sinh tham gia thi Olympic môn học, cấp học đạt giải cao.