4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học hai buổi/ngày của hiệu
trưởng trường Tiểu học thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học hai buổi/ngày của hiệu trưởng các trường Tiểu học thành phố Hưng Yên, tôi tiến hành đánh giá bốn thực trạng quản lý sau:
(1) Quản lý hoạt động dạy của giáo viên;
(2) Quản lý hoạt động học của học sinh;
(3) Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hai buổi/ngày;
(4) Quản lý công tác chăm nuôi bán trú.
2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày của giáoviên viên
Quản lý hoạt động dạy học hai buổi/ngày của giáo viên yêu cầu người hiệu trưởng phải quản lý được việc thực hiện chương trình, thời khố biểu trong giờ lên lớp của giáo viên trong dạy học hai buổi/ngày, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, việc dự giờ đồng nghiệp và phân tích bài dạy, rút kinh nghiệm sư phạm cho mỗi tiết dạy, quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả việc học tập của học sinh, quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên cho, quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học hai buổi/ngày và quản lý dạy học buổi thứ hai theo đúng quy chế chuyên mơn. Điều đó cũng có nghĩa là, hiệu trưởng các trường Tiểu học thành phố Hưng Yên được đánh giá là có tầm nhận thức và khả năng thực hiện việc quản lý hoạt động dạy học hai buổi/ngày đối với giáo viên tốt. Tuy nhiên, khả năng thực hiện của đội ngũ cán bộ quản lý chưa được tốt như việc nhận thức về vấn đề này.
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động học hai buổi/ngày của học sinh
Qua việc khảo sát mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của các cán bộ quản lý trong việc quản lý hoạt động học hai buổi/ngày của học sinh dựa trên bốn nội dung, bao gồm: Quản lý việc hình thành nền nếp, thái độ học tập của học sinh. Quản lý việc hướng dẫn học sinh phương pháp học tập, phương pháp tự học phù hợp nội dung dạy học hai buổi/ngày; quản lý việc phát triển năng khiếu cho học sinh và quản lý hoạt động học tập, vui chơi, ngoại khóa. tơi thấy trong cơng tác quản lý hoạt động học hai buổi/ngày của học sinh, hiệu trưởng các trường Tiểu học thành phố Hưng Yên đã đạt được mức độ nhận thức tương đối tốt và mức độ thực hiện cao
2.3.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạyhọc hai buổi/ngày học hai buổi/ngày
Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hai buổi/ngày được đánh giá trên ba nội dung:
- Đẩy mạnh việc xây dựng trường lớp, đảm bảo đủ diện tích cho việc học tập và tham gia các hoạt động khác trong nhà trường của học sinh.
- Khuyến khích giáo viên sử dụng và sáng tạo đồ dùng dạy học cho mình và đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
- Quản lý hệ thống bếp ăn phục vụ ăn bán trú của học sinh.
Có thể khẳng định rằng, đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Tiểu học thành phố Hưng Yên đã rất quan tâm và chú ý đến việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hai buổi/ngày. Trong đó, các cán bộ quản lý được đánh giá là đã quản lý tốt hệ thống bếp ăn phục vụ bán trú của học sinh.
Từ thực trạng trên, ban giám hiệu các nhà trường Tiểu học cần đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề này.
2.3.4. Thực trạng quản lý công tác chăm nuôi bán trú
Công tác chăm nuôi bán trú là một hoạt động rất quan trọng trong dạy học hai buổi/ngày. Đối với người cán bộ quản lý nói chung, cần chú ý đến việc quản lý chặt chẽ quy trình vệ sinh an tồn thực phẩm; kiểm tra, giám sát để đảm bảo số lượng và chất lượng bữa ăn trưa cho học sinh; đồng thời tạo điều kiện đảm bảo điều kiện nghỉ trưa cho học sinh và giáo viên; tuyển chọn và giám sát, khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ nhân viên chăm sóc bán trú cũng như động viên, khen thưởng kịp thời đội ngũ nhân viên chăm sóc bán trú.
Như vậy, các nhà trường đều mới chỉ thực hiện được tốt khâu quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng các bữa ăn và điều kiện nghỉ trưa cho giáo viên và học sinh mà chưa thật sự quan tâm đến vấn đề sức khỏe, tinh thần của đội ngũ nhân viên làm công tác chăm nuôi bán trú.