Cơ sở đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi/ngày

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở trường tiểu học TPHY (Trang 36 - 38)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi/ngày

ở trường Tiểu học

3.1.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Việc dạy học hai buổi/ngày đã được tiến hành từ lâu trên thế giới và là chủ trương của Đảng, Nhà nước, đã được chứng minh cụ thể trong quá trình thực hiện hơn 15 năm qua. Do vậy, khi đề xuất các biện pháp quản lý tổ chức dạy học hai buổi/ngày vừa phải kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước đi trước trong việc đề xuất các biện pháp để đảm bảo đề xuất các biện pháp của đề tài không đi chệch hướng chung, vừa không trùng lặp quá nhiều các biện pháp đã đề xuất. Đồng thời, vì hệ thống biện pháp này đề tài áp dụng trên địa bàn Thành phố Hưng Yên, nên các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính phát triển của địa bàn, vừa đảm bảo tính phát triển chung của vấn đề nghiên cứu.

3.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Dạy học hai buổi/ngày được tổ chức cũng để cuối cùng nhằm mục đích là nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng của đội ngũ giáo viên và học sinh của ngành. Do vậy, các biện pháp đề xuất quản lý dạy học hai buổi/ngày phải không tách rời mục đích giáo dục chung của ngành GD&ĐT mà Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT đã ban hành, nhất là không tách rời các văn bản, quy định cụ thể về việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày đã được ban hành trong thời gian qua.

3.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp trong đa dạng

Hình thức dạy học hai buổi/ngày đã được triển khai trên nhiều địa phương trong cả nước, do vậy mà trong quá trình xây dựng các biện pháp quản lý, Thành phố Hưng Yên có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các địa phương đã triển khai, hoặc trên chính địa bàn Thành

phố Hưng Yên cũng tự đúc rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu

cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại tồn cầu hóa và hội nhập, cũng như để phù hợp với vai trò, vị thế đứng đầu cả nước về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của Thành phố Hưng Yên, thì các biện pháp đề xuất cũng phải thể hiện tính phù hợp nhất định trong bối cảnh đa dạng như hiện nay.

3.1.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Giáo dục khơng thể tách rời chính trị, văn hóa xã hội hay kinh tế, do vậy mà các biện pháp quản lý liên quan đến giáo dục cũng phải quan tâm đến các mối quan hệ trong các lĩnh vực khác. Quan tâm đến quản lý tổ chức dạy học hai buổi/ngày trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta cũng không thể không quan tâm đến các thành phần khác nhau tham gia vào quá trình này, bao gồm cả ba yếu tố liên quan đến nhà trường, gia đình và xã hội.

3.1.2. Chủ trương dạy học hai buổi/ngày ở trường Tiểu học

* Các văn bản pháp lý liên quan của Nhà nước

Vấn đề dạy học hai buổi/ngày đã được khẳng định rõ rệt qua hệ thống văn bản chỉ đạo của ngành. Bắt đầu từ năm học 1994 - 1995, mục tiêu giáo dục Tiểu học đã đề cấp đến vấn đề dạy học hai buổi/ngày cho học sinh Tiểu học như sau: “Tiểu học có 5 năm học (từ lớp 1 đến lóp 5), mỗi năm học tiến tới 35 tuần lễ. Mỗi tuần lễ tiến tới học ít nhất là 6 buổi. Mỗi buổi kéo dài khơng q 4 giờ”, “Các trường có điều kiện có thể dạy trên 6 buổi/tuần” (Quyết định số 2957/ĐT, ngày 14/10/1994 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

Trong Điều lệ trường Tiểu học (ban hành theo Quyết định số 11/GD&ĐT ngày 25/8/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) cũng có đoạn viết: “Trường Tiểu học có thể tổ chức nội trú hoặc bán trú cho một phần hoặc toàn thể học sinh, tùy theo yêu cầu và khả năng của trường, của cha mẹ học sinh và của địa phương”, “Ở những nơi có điều kiện, có thể tổ chức học tập hai buổi/ngày”. [6]

Ngày 28/12/1994, Vụ Tiểu học Bộ GD&ĐT đã có cơng văn số 9097/TH đã đưa ra “Hướng dẫn thực hiện kế hoạch cho trường, lớp Tiểu học dạy học hai buổi/ngày”.

Trong quy định về vệ sinh trường Tiểu học, ban hành theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT số 2615/GD-ĐT, ngày 27/6/1995 xác định: “Nhà trường không dạy quá hai ca mỗi ngày, dần dần tiến tới dạy hai buổi/ngày”.

Trong chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc dạy thêm ngoài giờ của giáo viên các trường cơng lập, số 17/GD-ĐT, ngày 31/8/1995 cũng có đoạn viết: “Riêng ở bậc Tiểu học, khuyến khích các trường Tiểu học có điều kiện tổ chức dạy hai buổi/ngày hoặc tổ chức bán trú ngay trong trường hoặc lớp Tiểu học, gia đình có sự quản lý của nhà trường”.

Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Vụ giáo dục Tiểu học Bộ GD&ĐT từ năm học 1995 - 1996 đến năm học 2015 - 2016 đều đề cập đến việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày (trong đó thể hiện rõ nhất các văn bản số 5276/TH ngày 5/8/1995, số 5520/TH ngày 7/8/1996, số 10176 ngày 7/1/2000, số 914/TH và số 8323/GDTH ngày 8/8/2007). Đặc biệt, chủ trương dạy học hai buổi/ngày đã được phản ánh trong Luật giáo dục (2005), Điều lệ trường Tiểu học (ban hành theo Quyết định số 11/2010/QĐ-BGD-ĐT, ngày 25/8/2010), và trong tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở trường tiểu học TPHY (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)