4. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi/ngày ở
3.2.4. Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo chất và lượng theo yêu cầu
cầu dạy học hai buổi/ngày
3.2.4.1. Mục đích biện pháp
Nhân tố quan trọng và có tính quyết định đến chất lượng của dạy học hai buổi/ngày chính là lực lượng giáo viên ở mỗi trường, mỗi cơ sở. Đây chính là đội ngũ trực tiếp triển khai, cụ thể hóa các chính sách, phương pháp, biện pháp và biến những điều đó trong nội dung, phương
pháp dạy học linh hoạt của mình. Do vậy, để đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT khi triển khai việc dạy học hai buổi/ngày, mỗi trường cần huy động lực lượng nòng cốt này tham gia tối đa vào các hoạt động. Để đảm bảo giáo viên có thể hiểu đúng và triển khai đúng tinh thần của chủ trương, mỗi cơ sở lại phải có trách nhiệm trong việc cung cấp cho họ kiến thức, kỹ năng khi thực hiện cũng như đảm bảo có đủ nhân lực khi triển khai trên diện rộng.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, giáo viên Tiểu học phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục để tiến tới mỗi tổ chuyên môn, mỗi nhà trường phải là một trung tâm bồi dưỡng. Việc nâng cao chất và lượng cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý ở các trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay cũng là việc làm hết sức cần thiết, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Các trường Tiểu học dạy hai buổi/ngày phải luôn chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt khối chuyên môn và nâng cao chất lượng các tiết chuyên đề với tất cả các môn học của các khối lớp, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
Cán bộ quản lý các trường chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội dung và hình thức tổ chức dạy học. Việc đổi mới này khơng chỉ được thực hiện thông qua các buổi học chuyên đề bồi dưỡng
định kỳ hàng năm mà còn cần được lồng ghép trong nhiều hoạt động
khác nhau, được tiến hành thường xuyên như: Các buổi họp chuyên môn, họp tổ bộ môn, các đợt thao giảng, các buổi học tập chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy giữa giáo viên trong Khối, trong trường và ngoài trường.
Cán bộ quản lý cũng coi trọng việc nâng cao nhận thức đúng đắn của đội ngũ giáo viên về việc triển khai dạy học hai buổi/ngày tại cơ sở. Bởi một khi có sự nhận thức đúng đắn, thì các giáo viên mới có thể hiểu đúng, làm đúng, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện, từ đó góp phần nâng cao chất lượng việc dạy học hai buổi/ngày nói riêng và chất lượng việc dạy học nói chung.
Sở GD&ĐT thu thập số liệu để đánh giá thực trạng về trình độ của đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố một cách khách quan là cơ sở để xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng nhằm thực hiện dạy học hai buổi/ngày.
Qua tìm hiểu của chúng tôi cho thấy số lượng giáo viên cơ bản cũng chiếm tỉ lệ nhiều hơn tỉ lệ giáo viên khác, điều này cho thấy rằng Thành phố Hưng Yên đã có sự chuẩn bị cho lực lượng chủ đạo khi triển khai thực hiện dạy học hai buổi/ngày, bởi giáo viên cơ bản là lực lượng chính, phụ trách chính hoạt động dạy trên đối tượng học sinh. Về phân bố lực lượng giáo viên cơ bản trong 5 khối lớp cho thấy, giáo viên cơ bản được phân bố ở khối lớp 1,2,3 nhiều hơn ở lực lượng giáo viên ở khối lớp 4,5. Tuy nhiên sự chênh lệch này không nhiều. So sánh lực lượng giáo viên cơ bản trên số lượng học sinh cho thấy, tỉ lệ đạt khoảng 1:20, tức là có 1 giáo viên cơ bản phụ trách khoảng 20 học sinh (ở các hình thức lớp học khác nhau, trong đó chiếm đa số là lớp học dạy hai buổi/ngày) thì tỉ lệ đó rất phù hợp và có tính khả thi cao. Ngồi lực lượng giáo viên cơ bản, còn một lực lượng khơng nhỏ các giáo viên khác cũng vẫn có thể hỗ trợ tốt cho giáo viên cơ bản trong việc triển khai và thực hiện các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm các hoạt động liên quan đến dạy học hai buổi/ngày. Như vậy, đối với việc triển khai thực hiện dạy học hai buổi/ngày, lực lượng giáo viên có đầy đủ về số lượng như thế này để đáp ứng là điều kiện rất thuận lợi.
đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình dạy học ở Tiểu học, người giáo viên là người điều khiển, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, khuyến khích các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự tìm tịi, phát hiện, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Nhất là đối với hoạt động dạy học hai buổi/ngày thì điều này càng cần thiết. Muốn làm tốt điều này, giáo viên phải tự học tập, tự nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật tri thức nhân loại. Thường xuyên bồi dưỡng ở trường, ở tổ chuyên môn, ở các phương tiện thông tin đại chúng như sách tham khảo, đài, báo, các chương trình bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực...
Giáo viên Tiểu học ở các trường áp dụng mơ hình hai buổi/ngày cần khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ đào tạo: Học các lớp cao đẳng, đại học Tiểu học, sau đại học... Đề cao tinh thần học hỏi, ý thức tự học, tự rèn luyện về mọi mặt. Mỗi thầy cơ giáo tự toả sáng trong nghề nghiệp của mình, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học (ban hành theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011).
Tổ chức Hội giáo viên dạy giỏi theo Thông tư số 21/2010/TT- BGDĐT ngày 20/07/2010 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên nhằm tạo động lực cho giáo viên Tiểu học phấn đấu dạy tốt, là cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học hai buổi/ngày.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Phòng GD và ĐT thành phố Hưng Yên cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên Tiểu học về chương trình dạy học hai buổi/ngày.
- Phòng GD và ĐT thành phố Hưng Yên giao cho Phòng Tiểu học trực tiếp triển khai việc tập huấn cho cán bộ quản lý các trưởng Tiểu học thuộc Thành phố Hưng Yên về dạy học hai buổi/ngày.