Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học thường xuyên

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở trường tiểu học TPHY (Trang 43 - 45)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi/ngày ở

3.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học thường xuyên

3.2.3.1. Mục đích biện pháp

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học là một bộ phận cốt yếu quan trọng nhất trong quản lý trường Tiểu học. Qua kiểm tra mới nắm bắt được thông tin liên hệ ngược một cách đầy đủ, khách quan một cách

có hệ thống, hiểu được thực trạng dạy học ở các trường trong từng giai đoạn. Từ việc đánh giá được kết quả hoạt động dạy và học của cả thầy và trò, nhà trường kịp thời điều chỉnh các hoạt động đó, nhằm đảm bảo việc dạy và học luôn đi đúng mục tiêu và đạt hiệu quả như mong muốn đề ra.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Người hiệu trưởng phải xác định đây là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý nhà trường để xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ cho từng tháng, từng học kỳ và cho cả năm học, cấp học. Khi tiến hành kiểm tra, phải kiểm tra đầy đủ các nội dung của hoạt động dạy học như kế hoạch đặt ra theo từng kỳ, từng năm học của giáo viên trên cơ sở hướng dẫn nhiệm vụ năm học của cấp trên.

Người hiệu trưởng cần xây dựng đội ngũ cùng kiểm tra, đánh giá với các tiêu chí, nội dung đánh giá được xây dựng dựa trên các tiêu chí chung, đồng thời dựa trên cả các điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Đội ngũ này có thể được xây dựng từ chính nịng cốt là lực lượng giáo viên cốt cán trong nhà trường, đồng thời cũng cần sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà chun mơn, các cấp quản lý cao hơn trong việc chỉ đạo kịp thời các hoạt động của nhà trường.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên, nhà trường tiến hành kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo định kỳ, thường xuyên hoặc đột xuất, phù hợp với điều kiện thực tiễn hoạt động dạy học của nhà trường. Kế hoạch đánh giá này phải được chuẩn bị một cách cẩn trọng, thực hiện theo đúng trình tự kiểm tra; khi kết thúc kiểm tra, kết quả kiểm tra phải chỉ ra được những việc đã làm tốt, những việc làm còn chưa tốt, đặc biệt là những thiếu sót, thậm chí lệch lạc trong công tác giảng dạy của giáo viên nhà trường.

Nhà trường tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học bằng nhiều hình thức đa dạng như: Kiểm tra tồn diện, kiểm tra theo chủ đề,

theo chủ điểm, theo chuyên đề; kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, tổ chức kiểm tra chéo giữa các trường, tạo mọi điều kiện để giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để nhận xét, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá. Nhà trường cần đảm bảo tổ chức việc kiểm tra đánh giá được khách quan, chính xác, khoa học.

Việc tổ chức kiểm tra đánh giá dù dưới hình thức nào cũng cần được tiến hành công khai, minh bạch, khách quan và công bằng với cả người kiểm tra và người được kiểm tra.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên giao trực tiếp cho Phòng Giáo dục TPHD phụ trách việc đưa ra tiêu chí kiểm tra đánh giá nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học hai buổi/ngày ở các trường.

- Phòng Giáo dục Tiểu học cần tiến hành, tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra đánh giá cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường Tiểu học để họ có nghiệp vụ về kiểm tra đánh giá.

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường Tiểu học tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học hai buổi/ngày tại trường mình để có thể thu được kết quả khách quan về những mặt ưu điểm cũng như chỉ ra được hạn chế của công tác dạy học hai buổi/ngày từ đó tìm hiểu ngun nhân và đề ra các biện pháp để phát huy hiệu quả hoạt động dạy học hai buổi/ngày.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở trường tiểu học TPHY (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)