Hình 1.1 : Quan hệ chủ thể QL, khách thể QL và mục tiêu QL
1.2.2.2. Đội ngũ giáo viên
Khái niệm giáo viên đã được định nghĩa trong Điều 70- Luật Giáo dục: "Nhà
giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên" [23].
Theo Điều lệ Trường trung học, giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng của phát triển giáo dục - đào tạo, thông qua hoạt động giảng dạy - giáo dục và các hoạt động khác trong và ngoài nhà trường, đội ngũ giáo viên là người hằng ngày trực tiếp thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo viên chính là người thực hiện mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quan niệm mới về vai trò của giáo viên và về quan hệ giáo viên - học sinh đã được thể chế hoá rất rõ trong Luật Giáo dục. Đây là quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, cũng như trong ngành giáo dục và đào tạo và đang có xu hướng phát triển nhanh, mạnh hơn. Nhiệm vụ của giáo viên ngày nay là giúp cho người học tự học, tự xây dựng lấy phẩm chất và năng lực của mình dưới sự tổ chức hướng dẫn tạo điều kiện và đánh giá của giáo viên.
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Tinh thần này chỉ được thể hiện đầy đủ trong quan niệm mới về nhiệm vụ của giáo viên. Từ đó yêu cầu đội ngũ giáo viên phải tự nâng cao trình độ lên ngang tầm với yêu cầu đổi mới giáo dục, phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Theo Virgil Rowland: “Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến tồn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo dục". Đội ngũ giáo viên là một tập hợp những giáo viên được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho tổ chức đó.
Đội ngũ giáo viên trường THPT là những người có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên ngành tại các khoa, trường Đại học Sư phạm và có thể có trình độ sau đại học.
Ngày nay ĐNGV được hiểu cụ thể hơn, đó là: “Tập thể những người đảm nhiệm cơng tác giáo dục và dạy học, có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chun mơn và nghiệp vụ quy định. Đây là lực lượng quyết định hoạt động giáo dục của nhà trường, cho nên cần được đặc biệt quan tâm xây dựng mọi mặt, phải có đủ số lượng phù hợp với cơ cấu
giảng dạy của các bộ môn, phải đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa nam, nữ, giữa lớp già và lớp trẻ”.
ĐNGV mạnh là đội ngũ có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được nhiệm vụ, đáp ứng đổi mới giáo dục.
Để có ĐNGV mạnh về chun mơn nghiệp vụ, biện pháp tốt nhất là đẩy mạnh cơng tác đào tạo bồi dưỡng cùng với chính sách, chế độ thỏa đáng thì mỗi GV mới phát huy được hết tiềm năng và nhiệt tình của họ cho sự nghiệp giáo dục.