Quy trình quản lý đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trưng vương, tỉnh hưng yên theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 31)

Lựa chọn người đáp ứng yêu cầu công việc Tuyển dụng

Hoạch định nguồn nhân lực

Đào tạo-bồi dưỡng và phát triển

Đánh giá năng lực

Tóm lại: Việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường phụ thuộc nhiều vào cơ chế quản lý và chính sách phát triển đội ngũ. Vấn đề là đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường có được tiếp cận theo nhiều cách và có thể tìm ra nhiều giải pháp khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tơi chỉ đề cập đến một khía cạnh, đó là cơng tác quản lý đội ngũ giáo viên để tìm ra cơ chế quản lý thích hợp cho công tác quản lý giáo viên, mà trước hết là công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường THPT.

Ngày nay, trong thời đại kinh tế tri thức, đội ngũ cán bộ có trình độ cao đóng vai trị hết sức quan trọng. Chính vì thế, quản lý đội ngũ giáo viên ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động dạy và học của các nhà trường.

1.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

1.3.1. Khái niệm về chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí:

 Chuẩn (Norm) là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà

làm cho đúng.

 Tiêu chuẩn (Standard) là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc

mỗi lĩnh vực của chuẩn.

 Tiêu chí (Criterion) là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể

của mỗi tiêu chuẩn.

 Chỉ báo (Indicator) là đại lượng dùng để biểu thị cường độ, khuynh hướng biến

động, có tính chất định lượng hoặc định tính để xác định đặc trưng, dấu hiệu nào đó của sự vật, hiện tượng.

 Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân

chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.

1.3.2. Nội dung, mục đích và cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

1.3.2.1. Nội dung cơ bản của Chuẩn nghề nghiệp

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT được ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ( gọi tắt là Chuẩn nghề nghiệp) bao gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí nhằm đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trên cơ sở các hoạt động cơ bản của nghề dạy học:

- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (5 tiêu chí);

- Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng, mơi trường giáo dục (2 tiêu chí); - Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học (8 tiêu chí);

- Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị - xã hội (2 tiêu chí); - Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp (2 tiêu chí).

1.3.2.2. Mục đích ban hành chuẩn nghề nghiệp

1. Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

2. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.

3. Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.

4. Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.

1.3.2.3. Mơ hình cấu trúc chuẩn nghề nghiệp giáo viên [2]:

Tiêu chí 1 T IÊ U C HU ẨN 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4

Chỉ báo của mức 1 điểm Chỉ báo của mức 2 điểm Chỉ báo của mức 3 điểm Chỉ báo của mức 4 điểm

N gu ồn mi nh c hứ ng củ a Ti êu c hu ẩn 1 TI ÊU C H U N 1 N gu ồn mi nh c hứ ng củ a Ti êu c hu ẩn 3 TI ÊU C H U N 2 N gu ồn mi nh c hứ ng củ a Ti êu c hu ẩn 2 Tiêu chí 5 TI ÊU C H U N 3 Tiêu chí 20 Tiêu chí 16 Tiêu chí 17 Tiêu chí 18 Tiêu chí 19 Tiêu chí 21 TI ÊU C H U N 4 Tiêu chí 6 Tiêu chí 7 Tiêu chí 12 Tiêu chí 8 Tiêu chí 9 Tiêu chí 10 Tiêu chí 11 Tiêu chí 13 Tiêu chí 14 Tiêu chí 15 N gu ồn mi nh c hứ ng củ a Ti êu c hu ẩn 4 N gu ồn mi nh c hứ ng củ a Ti êu c hu ẩn 5 TI ÊU C H U N 5 Tiêu chí 22 Tiêu chí 23 T IÊ U CH U Ẩ N 6 N gu ồn mi nh c hứ ng củ a T u ch uẩn 6 Tiêu chí 24 Tiêu chí 25 TI ÊU C H U N 6

Chỉ báo của mức 1 điểm Chỉ báo của mức 2 điểm Chỉ báo của mức 3 điểm Chỉ báo của mức 4 điểm

Chỉ báo của mức 1 điểm Chỉ báo của mức 2 điểm Chỉ báo của mức 3 điểm Chỉ báo của mức 4 điểm

Chỉ báo của mức 1 điểm Chỉ báo của mức 2 điểm Chỉ báo của mức 3 điểm Chỉ báo của mức 4 điểm

Chỉ báo của mức 1 điểm Chỉ báo của mức 2 điểm Chỉ báo của mức 3 điểm Chỉ báo của mức 4 điểm

Chỉ báo của mức 1 điểm Chỉ báo của mức 2 điểm Chỉ báo của mức 3 điểm Chỉ báo của mức 4 điểm

1.4. Quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

1.4.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò và tác dụng của Chuẩn nghề nghiệp trong xây dựng và phát triển đội ngũ nghề nghiệp trong xây dựng và phát triển đội ngũ

Cần làm cho mỗi cán bộ, giáo viên thấy rõ được vai trò và tác dụng của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Đây là công cụ quản lý nhưng đồng thời là một “chuẩn mực” để mọi giáo viên ln so năng lực của mình với Chuẩn để phấn đấu đáp ứng được yêu cầu phát triển của giáo dục.

1.4.2. Quản lý về công tác đánh giá giáo viên

Bản chất của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Năng lực nghề nghiệp biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực sư phạm của người giáo viên.

Năng lực sư phạm là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của hoạt động giáo dục và dạy học, đảm bảo cho hoạt động này có kết quả.

Đánh giá giáo viên theo Chuẩn là một q trình thu thập các minh chứng thích hợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn địi hỏi có sự thay đổi cơ bản trong suy nghĩ của giáo viên, hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục: đánh giá giáo viên theo Chuẩn khơng phải chủ yếu để bình xét danh hiệu thi đua hằng năm, mà là xem xét những gì giáo viên phải thực hiện và đã thực hiện được, những gì giáo viên có thể thực hiện được. Trên cơ sở đó khuyến cáo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.

- Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nhằm:

+ Xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên ở thời điểm đánh giá theo các tiêu chí trong Chuẩn. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị cho giáo viên và các cấp quản lý giáo dục trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng (xây dựng chương trình, lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, v.v...) nâng cao năng lực cho giáo viên;

+ Trên cơ sở xác định mức độ năng lực nghề nghiệp giáo viên, tiến hành xếp loại giáo viên;

+ Cung cấp thông tin cho việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục;

+ Cung cấp những thông tin xác đáng làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với giáo viên...

Chuẩn nghề nghiệp là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên nhưng nếu chỉ nhằm vào mục đích xếp loại là chính, tiến hành việc đánh giá một cách đại khái không chỉ ra

được những điểm mạnh điểm yếu của mỗi giáo viên khi đối chiếu với từng tiêu chuẩn, tiêu chí thì sẽ khơng thể đạt mục đích chính của Chuẩn đã nói ở trên. Trong q trình vận dụng đánh giá giáo viên theo Chuẩn, phải rất coi trọng khâu đánh giá từng tiêu chí theo mức đạt được và kiểm tra các minh chứng. Nếu chỉ nhằm vào việc phân loại giáo viên thì sẽ chỉ tác động vào một bộ phận giáo viên có thành tích xuất sắc hoặc yếu kém có khuyết điểm nghiêm trọng mà khơng kích thích được sự nỗ lực phấn đấu của tồn đội ngũ.

Kết quả đánh giá theo Chuẩn nếu chỉ trực tiếp nhằm vào mục đích khen thưởng hay trách phạt thì sẽ làm cho việc tự đánh giá, đánh giá đồng nghiệp dựa trên Chuẩn mất tính khách quan, có thể gây mất đồn kết nội bộ. Nên xem khen thưởng, trách phạt là hệ quả chứ khơng phải là mục đích của việc đánh giá. Khen chê là một động lực bên ngồi, kích thích sự phấn đấu nhưng đối với trí thức thì động lực bên trong mới là quan trọng. Nếu mỗi giáo viên tự cảm nhận được mặt mạnh, yếu của mình và đánh giá được sự tiến bộ của mình thì họ sẽ tự thúc đẩy mình vươn lên với lịng tự trọng và tinh thần tự giác.

Muốn cho việc quản lý theo Chuẩn nghề nghiệp thực sự trở thành một nhân tố nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo thì quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên của Hiệu trưởng cần phải phản ánh quan điểm tồn diện, quan điểm phát triển, khơng chỉ chú ý kết quả lao động hiện thời của giáo viên mà phải phân tích q trình làm việc dẫn tới những kết quả đó và chỉ ra tiềm năng phát triển trong tương lai.

Về mục đích đánh giá: Khơng chỉ quan tâm kết quả nhận thức và hành động hiện tại của giáo viên mà phải chú trọng sự phát triển lâu dài của giáo viên, tạo điều kiện để mỗi GV thấy rõ mặt mạnh, yếu của mình, từng bước nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Về tổ chức đánh giá: Phát huy vai trò chủ thể của giáo viên trong tự đánh giá. Mặt khác phải coi trọng sự giao lưu các luồng thông tin trong các chủ thể tham gia đánh giá: giáo viên với giáo viên, giáo viên với cán bộ quản lý, giáo viên với chuyên gia giáo dục, giáo viên với HS và phụ huynh, nhà trường với cộng đồng. Cần tránh cách đánh giá một chiều từ trên xuống, thông tin đánh giá truyền trong kênh hẹp từ người đánh giá đến người được đánh giá không phát huy được ưu điểm của mọi thành viên trong trường, không thúc đẩy mạnh mẽ sự trưởng thành nghề nghiệp của mỗi giáo viên do đó một bộ phận giáo viên thờ ơ, thậm chí phản đối việc đánh giá.

Về nội dung đánh giá: Thu thập thông tin về nhiều mặt để có những phán đốn khách quan, tồn diện, khơng chỉ chú ý việc làm của giáo viên trong quá khứ và hiện tại mà phải chỉ ra triển vọng phát triển trong tương lai, nghĩa là quán triệt quan điểm phát triển trong đánh giá.

Về phương pháp đánh giá: Kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, thu thập cứ liệu, phân tích định lượng, xử lý lượng hố các kết quả định tính, coi trọng kết

quả hoạt động nghề nghiệp của giáo viên từ đó phát hiện mặt mạnh cần phát huy, các vấn đề tồn tại cần khắc phục ở mỗi giáo viên để tiếp tục vươn lên trong nghề nghiệp.

Về sử dụng kết quả đánh giá: Không chỉ nhằm phục vụ cho các cấp quản lý trong sử dụng, đãi ngộ giáo viên, khen thưởng trách phạt một số ít giáo viên trong đơn vị mà trước hết nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực tham gia phát triển nghề nghiệp của mọi giáo viên trong tập thể sư phạm nhà trường.

1.4.3. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên

Căn cứ vào kết quả đánh giá theo chuẩn để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Đảm bảo sản phẩm đào tạo sớm thích ứng với mơi trường sử dụng, thể hiện quan điểm đào tạo liên tục trong cuộc đời nghề nghiệp.

Kế hoạch bồi dưỡng dựa trên tình hình thực tế của đội ngũ, dựa trên yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên của nhà trường. Kế hoạch bồi dưỡng phải phù hợp với điều kiện thực tế của đối tượng cần bồi dưỡng. Đảm bảo tính tích cực chủ động, sáng tạo của đối tượng trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Nội dung bồi dưỡng giáo viên được xây dựng trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp nhằm bổ sung kiến thức kỹ năng cần thiết hoặc các chuyên đề chuyên sâu nhằm phát huy, khơi dậy tối đa các khả năng của đội ngũ. Nội dung, hình thức bồi dưỡng phải được thực hiện trên nguyên tắc phân hoá, cá thể hoá giúp cho giáo vỉên đạt kết quả tối ưu trong bồi dưỡng và rèn luyện năng cao kỹ năng nghề nghiệp đảm bảo người có năng lực khơng bị hạn chế về bước tiến, người khác không bị quá tải.

1.4.4. Tạo môi trường và động lực để giáo viên phát huy năng lực nghề nghiệp của bản thân bản thân

Kết quả đánh giá theo chuẩn là một căn cứ để xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ giáo viên. Đây là nội dung khá quan trọng trong hoạt động quản lý giáo viên. Bởi vì, mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một mơi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật cịn với kiến thức thì quản lý là một khoa học. Vì vậy để quản lý tốt và có hiệu quả trong sử dụng đội ngũ giáo viên, các nhà quản lý giáo dục phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển có hiệu quả đó.

Căn cứ vào kết quá đánh giá theo Chuẩn, Hiệu trưởng tạo môi trường và động lực để giáo viên phát huy năng lực nghề nghiệp của bản thân bằng các quyết định về mặt tổ chức như: Đề bạt, thăng chức, bố trí giáo viên có kết quả đánh giá cao vào các vị trí then chốt trong nhà trường…

Đãi ngộ liên quan đến quyết định về lương, phúc lợi và thưởng. Trong bối cảnh hiện nay, thách thức lớn nhất trong lĩnh vực này là làm sao để cải thiện chế độ tiền lương, tạo ra các điều kiện sống và làm việc trong một môi trường tốt cho giáo viên.

Tiểu kết chƣơng 1

Nội dung chương 1 đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận làm cơ sở lý luận cho đề tài, nêu ra một số khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động quản lý, quản lý nguồn nhân lực, quản lý đội ngũ giáo viên và các nội dung quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp nhằm làm cơ sở cho phân tích thực trạng và đề ra các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường THPT Trưng Vương.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƢNG VƢƠNG, TỈNH HƢNG YÊN

THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 2.1.Quá trình phát triển của trƣờng THPT Trƣng Vƣơng

2.1.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của trường THPT Trưng Vương

Trường THPT Trưng Vương được thành lập theo Quyết định số 1699/QĐ-UB ngày 1/10/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên. Ra đời trong công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam 14 năm qua trường THPT Trưng Vương đã đi qua những chặng đường đầu tiên đầy thử thách, khó khăn nhưng cũng có rất nhiều thuận lợi. Thực tế, trường THPT Trưng Vương với 14 năm xây dựng và phát triển, đến nay đã có sự

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trưng vương, tỉnh hưng yên theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)