Dùng nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tím 0,1% lau rửa mép âm môn, rửa bầu vú trước khi cho lợn con bú. Theo dõi tình trạng sức khỏe lợn mẹ sau khi đẻ; màu sắc, lượng và mùi dịch hậu sản; kiểm tra thân nhiệt lợn mẹ ngày 2 lần (sáng, chiều) liên tục trong 3 ngày đầu để can thiệp kịp thời, tránh trường hợp lợn mẹ bị sốt gây mất sữa, nếu sốt cao phải tiêm hạ sốt và tùy nguyên nhân cụ thể để can thiệp. Cho lợn mẹ uống nước sạch có pha thêm muối, ngày đầu sau sinh thường cho ăn cháo, hoặc thức ăn hỗn hợp với số lượng ít (tránh viêm vú), sau đó cho ăn tự do.
Thức ăn và cách cho ăn: Khẩu phần ăn cho lợn nái đẻ phụ thuộc vào số lượng lợn con theo mẹ và thể trạng của lợn nái. Lượng thức ăn cho nái sau đẻ tăng dần từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho lợn nái ăn theo khả năng. Nếu lợn nái nuôi từ 8 - 10 con thường cho lợn nái ăn 3,5 - 4,5 kg/ngày. Lợn nái nuôi trên 10 con cho ăn 4,5 - 6 kg/ngày. Cho lợn nái ăn từ 4 - 5 bữa/ngày sẽ giúp lợn ăn được nhiều hơn và tiêu hoá tốt hơn. Mùa hè nên cho ăn nhiều vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát.
Xử lý hiện tượng viêm vú của lợn nái nuôi con: Nếu bầu vú sưng đỏ và nóng, lợn nái khơng chịu cho lợn con bú, thân nhiệt lợn nái lên tới 400C, dùng vải mềm tẩm nước nóng (600C) xoa bóp bầu vú và nặn bỏ sữa đi để vú bớt căng sữa và điều trị kháng sinh theo
hướng dẫn của cán bộ thú y. Cho lợn con uống dung dịch đường gluco 30% từ 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần uống 10 ml/con.
Vệ sinh thú y: Vệ sinh chuồng trại máng ăn, máng uống thường xuyên, giữ chuồng luôn khô ráo sạch sẽ, che chắn để tránh mưa tạt gió lùa. Trong 3 tuần đầu sau khi đẻ, khơng nên tắm cho lợn mẹ và lợn con.