Tết là ngày đầu năm mới, trước hết và quan trọng nhất là “mồng Một”, rồi bao hàm cả “3 ngày Tết” (từ mồng Một đến mồng Ba). Nhưng, trong ngôn ngữ cổ truyền của người Việt, bắt đầu từ 23 tháng Chạp năm cũ, người ta gọi là “23 Tết”, cứ thế kéo dài đến “30 Tết”. Đêm ấy - hay nửa đầu đêm ấy - được coi là tối tăm nhất trong năm - “tối như đêm Ba Mươi Tết, dầy như đất” - Và “ông Hùm” được bảng giá trị cổ truyền coi là thế lực đáng sợ nhất, tối tăm nhất nên lại được gọi một cách tượng trưng - văn hố là “ơng Ba Mươi”. “30 Tết”, qua “Giao thừa” lại được gọi là “Mồng Một Tết” rồi “Mồng Hai Tết” … cho đến ít nhất là “Mồng Bảy Tết”.
Tết gọi một cách đầy đủ theo dân gian là Tết Cả hay theo tiếng Hán - Việt là Tết Nguyên Đán. Nguyên là “đầu tiên”, Đán là “buổi sớm”. “Nguyên Đán” là buổi sớm đầu tiên của ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của năm mới. Vậy “Tết Nguyên Đán” là “Tết đầu năm mới”. Còn Tết Cả nghĩa là Tết hàng đầu, Tết đứng đầu, Tết to nhất và quan trọng nhất. Với tên gọi ấy, trong tâm thức dân gian đã tiềm ẩn ý nghĩa, sau Tết Cả, cịn có những tết khác, “Tết con”, Tết không to bằng, không quan trọng bằng Tết Cả.
Mà quả vậy, dân ta còn gọi nhiều lễ lạt nữa trong năm là “Tết”, thí dụ “Tết Mồng 3 Tháng 3” (Hàn thực hay “tiệc bánh trôi”), “Tết Đoan Ngọ” (Mồng 5 Tháng 5), “Tết Trung Thu” (Rằm Tháng Tám), “Tết Cơm Mới” (Mồng 10 Tháng 10 hay Mồng 1 Tháng 10 tùy vùng). Vậy thì trong lịch lễ lạt cổ truyền, có Tết Cả hay Tết Nguyên Đán và những cái Tết khác trong năm, Tết Con, Tết Nhỏ. Nói theo ngơn ngữ trí tuệ hơm nay có 1 cái Tết (viết hoa) và nhiều cái tết (viết thường).
Vậy Tết theo nghĩa rộng bao hàm những định kỳ lễ lạt trong năm, quanh năm. Tết nhân văn vẫn nương theo thời tiết tự nhiên chuyển vần theo mùa vụ một năm, chẳng hạn Tết Đoan Ngọ là khoảng trước sau ngày Hạ Chí, Tết Cơm Mới ở khoảng tiết Đơng Chí,
Văn hóa
TẾT
và Tết
VĂN HĨA
Tết là một sinh hoạt văn hố cổ truyền quan trọng - nếu khơng nói là quan trọng nhất của người Việt ở đồng bằng. “Năm hết Tết đến”, mọi công cuộc làm ăn - sản xuất - trước hết là sản xuất nông nghiệp - đều giảm dần đến mức tối đa - thậm chí ngày trước có khi tạm ngưng hẳn - để đổ dồn cho việc sửa soạn cái Tết, tắm mình trong khơng khí Tết, hưởng thụ Tết, sinh hoạt Tết rồi thư giãn sau Tết. “Ra Giêng ngày rộng, tháng dài...”
Chúng ta cùng nhau tiếp cận cái Tết cổ truyền dưới góc nhìn văn hố học và sự biến đổi của Tết trong bối cảnh đời sống mới, văn hố mới…
47
Thơng tin
KHUYẾN NƠNG VIỆT NAM
TẢN MẠN XUÂN
Số Xuân Bính Thân (13 + 14)
Tết Trung Thu ở khoảng tiết Thu Phân... Tết Cả hay Tết Nguyên Đán là nương theo cái tiết Lập Xuân. Có điều là giữa cái văn hoá và cái tự nhiên có một độ dung sai nhất định, khơng hồn tồn trùng khít với nhau. Theo văn hoá học và lễ hội học, Tết Nguyên Đán cũng có thể được xếp loại vào Hội mùa là một lễ lạt, sinh hoạt văn hoá theo mùa. Vậy Tết Nguyên Đán là một Hội lễ nông nghiệp, một nghi thức nông nghiệp.