3 CON KHỈ TRong triết lý nhà phật Hình ảnh “Bộ khỉ tam khơng” còn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của “Tâm viên ý mã” trong phép thiền. Chúng ta phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ chạy lăng xăng.
51
Thơng tin
KHUYẾN NƠNG VIỆT NAM
TẢN MẠN XUÂN
Số Xuân Bính Thân (13 + 14)
bịt miệng để dùng tâm mà nói”. Khi tâm ở trạng thái tịnh, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ tâm mới phát sinh những điều thiện.
Hình ảnh “Bộ khỉ tam khơng” cịn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của “Tâm viên ý mã” trong phép thiền. Chúng ta phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ chạy lăng xăng. “Tâm viên là vượn tâm, là tâm tán loạn như vượn khỉ. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành này sang cành cây khác, lại hay phá phách, bắt chước nên người đời có câu “liếng khỉ”. Tâm người ta cũng thế, khơng khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là tâm viên. Tâm này sẽ đưa con người đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não, cấu uế… Bởi vậy tâm chúng sinh bị vô minh che lấp nên phần nhiều hướng ác nhiều hơn thiện.”
Trong xã hội hiện nay bức tượng ba con khỉ càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết bởi nhiều khi mỗi người đều đang tự làm khổ chính mình. Khổ vì
nghe chuyện thiên hạ, khổ vì nói chuyện thế gian và khổ vì nhìn lỗi người khác. Bản chất của con người vốn là sự tò mò nên bất cứ câu chuyện nào, về bất cứ ai dù khơng liên quan thì cũng cố gắng nghe hết để có chuyện kể lại cho người khác. Hoặc cũng có khi con người ta ln cố tìm ra khuyết điểm của người khác để chờ có dịp có thể nói lại họ, để giành phần thắng cho mình. Xấu ở đây là ở xấu cái tâm, không chịu nghĩ điều tốt đẹp cho người mà chỉ nhìn thấy những thói hư, tật xấu ở những người xung quanh.
Bởi vậy, nếu biết tu sửa thân tâm, nhìn lỗi của người khác như lời nhắc nhở để ta không phạm phải những sai lầm đó. Lúc nào cũng phải nhắc nhở bản thân, tất cả mọi người quanh ta đều là Bồ Tát chỉ có ta là kẻ phàm phu nên cịn rất nhiều lỗi cần phải sửa chữa. Cũng như vậy, tai nghe thấy những việc phiền não cũng đừng giữ trong lịng. Nên nghĩ đó là lúc Đức Phật đang dạy ta chữ “Nhẫn”, khơng được sân hận trước những lời nói của người khác, lúc nào cũng giữ cho mình tâm bình lặng trước mọi việc:
“Nhẫn một chút sóng n gió lặng Lùi một bước biển rộng trời cao”
Từng bước, từng bước như vậy chúng ta sẽ dần hoàn thiện được con người của mình. Khơng phải nhờ năng lực siêu nhiên nào khiến bản thân mình thay đổi mà chính sự nhận thức sâu sắc từ trong tâm sẽ giúp ta quán chiếu được mọi vấn đề một cách vẹn tồn nhất. Hình ảnh “Bộ khỉ tam khơng” tưởng như đơn giản mà lại mang những giáo lý vô cùng sâu sắc.
Lúc nào đó, khi đi dạo trong khn viên của chùa, nhìn thấy hình ảnh những chú khỉ ấy ta vừa thấy thích thú trước một hình ảnh ngộ nghĩnh vừa là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thâm thúy của các bậc thiện tri thức muốn truyền đạt lại cho thế hệ mai sau■
MINH TÂM
Ngôi đền Toshogu ở Nikko, Nhật Bản và hình điêu khắc ba con khỉ do nghệ nhân Hidari Jingoro tạc trên vách đền
52 Thơng tin
KHUYẾN NƠNG VIỆT NAM
Chẳng là mới đây, sau khi tiến hành khảo sát và tổng hợp nghiên cứu của các nhà khoa học về môi trường hoang dã ở Butan, Đông Bắc Ấn Độ, Nepal, Bắc Myanmar và Nam Tây Tạng, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã công bố danh sách 211 loài sinh vật mới được phát hiện trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2014 ở phía Đơng dãy Himalaya, bao gồm 133 lồi thực vật, 39 lồi động vật khơng xương sống, 26 loài cá, 10 lồi động vật lưỡng cư, một lồi bị sát và một lồi động vật có vú.
Lồi động vật có vú được nêu trong danh sách này là loài khỉ mũi hếch có tên khoa học là Rhinopithecus strykeri, tên tiếng Anh là Sneezing Monkey (sneezing - hắt hơi, monkey - khỉ). Sở dĩ chúng có tên tiếng Anh như vậy vì chúng có hai đặc điểm rất khác thường, đó là chiếc mũi rất kỳ dị có cấu tạo lộn ngược với hai lỗ mũi chĩa lên trời, khơng có thịt bao quanh để bảo vệ nên nước dễ rơi vào mũi và... mỗi khi gặp mưa, chúng liên tục hắt hơi - một hành vi được coi như “phản xạ có điều kiện” để tống cổ những kẻ lạ mặt” như hạt nước, vi khuẩn, bụi bặm, phấn hoa hoặc các mùi vị lạ... chui vào mũi. Khi những “kẻ lạ mặt” này vào mũi hoặc mũi gặp một kích ứng nào đó thì tín hiệu sẽ nhanh chóng chuyển lên não rồi truyền tới các cơ ở cổ họng, gây ra hiện tượng hắt hơi.
Khỉ là một trong những loài động vật thuộc lớp Thú, bộ Linh trưởng. Tất cả các loài khỉ ở châu Á, châu Âu và châu Phi đều thuộc họ Khỉ
Cercopithecidae, nằm trong bộ Linh trưởng Primates. Họ Khỉ được chia thành 2 phân họ là Cercopithecinae và Colobinae. Trên thế giới hiện có hơn 80 lồi khỉ, trong đó ở nước ta có 15 lồi.
Lồi “khỉ hắt hơi” Rhinopithecus strykeri này được các nhà khoa học thuộc Tổ chức Bảo tồn Thực vật Quốc tế (FFI) phát hiện năm 2010 trong một khu rừng nằm trên độ cao hơn 3000 m so với mặt nước biển tại bang Kachin ở phía Bắc của Myanmar, sát với biên giới Trung Quốc - nơi gần như bị cơ lập với thế giới bên ngồi trong nhiều thập kỷ qua.
“Khỉ hắt hơi” có chiều cao khoảng 60 cm, chiều dài đuôi lớn hơn thân và gần như toàn bộ thân thể được bao phủ bằng một bộ lơng màu đen, cùng với các khóm lơng màu trắng mọc trên cằm và tai. Trên khn mặt chúng khơng có sống mũi nhưng lại có cặp mơi rất dày nên hai lỗ mũi của chúng ln ln hướng lên phía trên, gặp trời mưa nước mưa rất dễ lọt vào mũi làm cho chúng bị hắt hơi nhiều. Vì vậy, để tránh nước mưa chảy vào mũi gây hắt hơi, chúng thường có biểu hiện “xấu hổ” - nghĩa là ngồi cúi mặt, kẹp đầu vào giữa hai đầu gối mỗi khi những cơn mưa rừng đổ xuống.
Những người dân địa phương sống tại khu vực phân bố của loài “khỉ hắt hơi” này gọi chúng là mey nwoah hoặc myuk na tok, nghĩa là “con khỉ có bộ mặt lật ngược”. Họ cho biết, rất dễ phát hiện ra loài khỉ này do chúng thường hắt hơi và gây ra tiếng động vào mùa mưa, như một tín hiệu mách bảo những người thợ săn rằng “lạy ông tôi ở bụi này” để họ kéo đến “tiêu diệt”
Khi các bạn trẻ thân thiết nô đùa với nhau, thế nào cũng có lúc có người bực mình vì sự trêu chọc của người khác trong nhóm mà “mắng yêu” người đó rằng: Cậu “dở hơi như khỉ” ấy! Sở dĩ khỉ bị mang tiếng “dở hơi” có lẽ vì chúng có những động tác bắt chước ngộ nghĩnh hoặc cử chỉ nghịch ngợm khác thường, làm những người xung quanh khó chịu, thậm chí phát cáu nhưng lại buồn cười đến… nghiêng ngả! Thế nhưng, ngoài cái lũ “khỉ dở hơi” ấy, tôi cam đoan với các bạn rằng, trên trái đất này còn đang hiện hữu một lồi khỉ có tên là “khỉ hắt hơi” đấy!