Thực tiễn đời sống pháp luật Việt Nam và thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng lập hiến hồ chí minh nội dung và giá trị (Trang 47 - 51)

2.2. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng lập hiến Hồ Chí Minh

2.2.2. Thực tiễn đời sống pháp luật Việt Nam và thế giới

2.2.2.1. Thực tiễn đời sống pháp luật Việt Nam dưới chế độ thuộc địa

Nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Từ một quốc gia phong kiến độc lập, Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp. Dân tộc Việt Nam bị tước đoạt quyền độc lập, phải cam chịu thân phân nô lệ dưới chế độ thực dân. Chính hồn cảnh đó đã sớm nhen nhóm trong Hồ Chí Minh lịng u nước, thương dân, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí tìm đường cứu nước. Bởi vậy, tư tưởng lập hiến của Người ra đời, trước hết là để góp phần phục vụ mục tiêu giải phóng dân tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam, Pháp đã thiết lập chính quyền thuộc địa. Năm 1887, khi Liên bang Đông Dương được thành lập thì đứng đầu Liên bang là một viên chức cao cấp người Pháp, mang chức danh Toàn quyền Đông Dương do Tổng thống Pháp bổ nhiệm bằng sắc lệnh. Tồn quyền Đơng Dương là người đại diện cho chính phủ Pháp ở thuộc địa, được ủy nhiệm thực hiện những “quyền lực của nước Cộng hòa Pháp ở Đông Dương”, thực hiện cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thực dân Pháp thi hành chính sách “địa phương phân quyền” trên địa bàn cai trị của mình. Liên bang Đơng Dương bị chia thành 5 xứ theo các thể chế chính trị khác nhau: Nam Kỳ là xứ thuộc địa, do viên Thống đốc đứng đầu, Bắc Kỳ là xứ bảo hộ do viên Thống sứ đứng đầu, còn 3 xứ: Trung Kỳ, Lào, Campuchia tuy cũng là xứ bảo hộ nhưng mỗi xứ lại có viên Khâm sứ đứng đầu. Tồn quyền Đơng Dương chỉ cần nắm lấy 5 viên chức chóp bu đó. Đến lượt mình, mỗi viên chức chóp bu lại nắm lấy mạng lưới những viên quan cai trị thực dân đứng đầu cấp tỉnh thuộc xứ mình cai trị. Hệ thống vua quan người bản xứ đều trở thành công cụ của các viên chức Pháp kể trên.

Để cai trị Việt Nam, thực dân Pháp đã áp dụng một chế độ pháp luật hà khắc, độc đoán, phản dân chủ đồng thời với việc dùng bạo lực dã man đàn áp các

cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Ở Nam Kỳ và các thành phố nhượng địa (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) các tòa án thuộc địa do thực dân Pháp trực tiếp nắm và điều khiển, xét xử mọi việc với người Việt Nam theo pháp luật thực dân. Ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, quan lại nắm quyền hành chính, đồng thời nắm cả quyền xét xử về hình và hộ theo luật pháp bản xứ. Nhân dân Việt Nam bị tước hết mọi quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, có thể bị bắt bớ, giam giữ bất cứ lúc nào thậm chí bị kết án tử hình vắng mặt.

Chính quyền thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam khơng có cơ sở hiến định, khơng có những giới hạn cho việc thực thi quyền lực. Điều này là cơ sở cho cách cai trị tùy tiện, chuyên chế của chính quyền thực dân và sự xâm phạm nghiêm trọng các quyền con người. Từ thực trạng của đất nước, Hồ Chí Minh có nhiều bài viết tố cáo, bóc trần cái gọi là “khai hóa văn minh” của chế độ cai trị thực dân Pháp. Người chỉ ra sự thật cơng lý ở Đơng Dương “Ở Đơng Dương có hai thứ cơng lý. Một thứ cho người Pháp, một thứ cho người bản xứ. Người Pháp thì được xử như ở Pháp. Người An Nam thì khơng có hội đồng bồi thẩm, cũng khơng có luật sư người An Nam. Thường người ta xử án và tuyên án theo giấy tờ, vắng mặt người bị cáo. Nếu có vụ kiện cáo giữa người An Nam với người Pháp thì lúc nào người Pháp cũng có lý cả, mặc dù tên này ăn cướp hay giết người.....”[77, tr. 445]. Hướng tới mục tiêu địi lại cơng lý cho nhân dân An Nam, bảo vệ các quyền của con người, Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu nhà nước phải được tổ chức theo hiến pháp, từ đó để thiết lập một nền pháp quyền.

Sau thất bại của phong trào Cần Vương, do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản, phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Trong giới trí thức Việt Nam đã xuất hiện tư tưởng lập hiến với hai khuynh hướng chính. Khuynh hướng thứ nhất, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam dưới sự bảo hộ của Pháp, cầu xin Pháp ban bố cho Việt Nam một bản hiến pháp, trong đó quyền của thực dân Pháp vẫn được duy trì, quyền của Hồng đế Việt Nam cần hạn chế và quyền của "dân An nam" về tự do, dân chủ được mở rộng. Khuynh hướng thứ hai, chủ trương đấu tranh giành

độc lập, tự do cho dân tộc và sau khi giành được độc lập sẽ xây dựng bản hiến pháp của nhà nước độc lập đó. Hiến pháp phải do một nghị viện thực sự đại diện cho nhân dân soạn thảo, biểu quyết trong điều kiện đã độc lập. Tuy có những điểm khác biệt, nói chung, tư tưởng lập hiến đầu thế kỉ XX đều thống nhất đề cao hiến pháp, khẳng định sự cần thiết phải có hiến pháp, hướng tới việc xây dựng chính thể nhà nước theo mơ hình nhà nước tư sản (quân chủ lập hiến hoặc cộng hòa dân chủ) với ý niệm tam quyền phân lập một cách thực sự rõ ràng, đồng thời đề cao dân quyền theo quan điểm tư sản. Các tư tưởng tiến bộ này đã thúc đẩy phong trào đấu tranh đòi độc lập, tự do, bình đẳng. Tuy nhiên, đến những năm 20 của thế kỉ XX, về cơ bản các trào lưu yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đều thất bại. Đó chính là sự thất bại và bất lực của tư tưởng lập hiến dân chủ tư sản ở Việt Nam. Từ thực tiễn này, thơi thúc Hồ Chí Minh tìm con đường mới, một mơ hình hiến pháp mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam.

2.2.2.2. Thực tiễn đời sống pháp luật thế giới

Trên thế giới, chủ nghĩa hiến pháp hình thành gắn liền với cuộc đấu tranh chống chế độ quân chủ chuyên chế. Nước Anh đi tiên phong trong việc xây dựng và thực hành chính quyền hợp hiến hiện đại. Thắng lợi đầu tiên ở Anh với việc các bá tước ép vua ban hành Đại hiến chương Magna Carta năm 1215, hạn chế quyền lực của nhà vua, đồng thời thừa nhận một số quyền tự do của con người. Sang thế kỉ XVII, hàng loạt các đạo luật được Nghị viện ở Anh đề cập đến việc bảo vệ quyền con người như Luật cấm bắt giam người trái pháp luật năm 1679, Luật về các quyền năm 1689 qui định về quyền bầu cử Nghị viện và quyền tự do ngôn luận trong hoạt động của Nghị viên. Ở Anh, khơng có một bản hiến pháp thành văn cụ thể, mà là tập hợp một số luật và các nguyên tắc pháp luật, các điều ước quốc tế, các án lệ, tập quán của Nghị viện và các nguồn khác. Cùng với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, từ cuối thế kỉ XVIII, các Hiến pháp thành văn bắt đầu được xây dựng ở Hoa Kỳ (1787), Pháp (1791). Sang thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nhiều nước ở châu Âu đã ban hành

hiến pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt các bản hiến pháp mới được ra đời ở các nước bại trận và các nước mới giành độc lập. Tư tưởng chủ đạo để xây dựng hiến pháp là đấu tranh chống chế độ phong kiến chuyên chế, đòi hỏi thực hiện các quyền con người; đòi hỏi về một chế độ dân chủ dưới hình thức chính thể cộng hồ hay chế độ đại nghị.

Các bản hiến pháp tư sản đã khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Nhưng người dân không thể trực tiếp sử dụng tồn bộ quyền lực nhà nước của mình, nên thỏa thuận thơng văn qua bản hiến pháp để giao quyền, ủy quyền cho nhà nước. Bởi vậy, hiến pháp được coi là điều kiện của một chính quyền hợp hiến. Các bản hiến pháp thời kỳ này thường có nội dung hẹp, chủ yếu quy định về tổ chức bộ máy nhà nước và một số quyền cơ bản của công dân. Dựa trên học thuyết phân quyền, tuy có sự thể hiện khác nhau, nhưng đều quy định quyền lực nhà nước được cấu thành bởi ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; ba quyền có sự độc lập tương đối, có sự phân định nhiệm vụ quyền hạn và có sự chế ước lẫn nhau. Dựa trên học thuyết về luật pháp tự nhiên, quyền con người, quyền công dân được quan niệm là các quyền tự nhiên của con người. Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng và đảm bảo, không được xâm phạm các quyền đó. Trên cơ sở thuyết chủ quyền nhân dân, quyền lập hiến thuộc về nhân dân nên quy trình thủ tục lập hiến thường được tiến hành dân chủ, chặt chẽ bằng các quy định của hiến pháp về đa số đồng ý trong Hội nghị Lập hiến, Quốc hội Lập hiến hay tiến hành trưng cầu dân ý.

Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với sự ra đời Nhà nước Xơ viết, bên cạnh mơ hình hiến pháp tư sản, trên thế giới xuất hiện mơ hình hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu các bản Hiến pháp Nga năm 1918, Hiến pháp Liên Xơ năm 1924 và 1936. Theo mơ hình hiến pháp Liên Xô, chủ quyền nhân dân được thay thế bằng nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Các bản hiến pháp xác định chính thể nhà nước cộng hịa xơ viết. Tổ chức quyền lực nhà nước được quy định dựa trên nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa không chấp nhận nguyên tắc phân chia

quyền lực. Xô viết tối cao được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, thành lập ra các cơ quan hành pháp, tư pháp và có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan này. Cơ quan hành pháp và tư pháp phải báo cáo về hoạt động của mình trước cơ quan Xơ viết tối cao. Phạm vi điều chỉnh hiến pháp mở rộng quy định cả những vấn đề kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phịng và đối ngoại. Hiến pháp quy định không chỉ tổ chức quyền lực nhà nước mà các thành tố cấu thành hệ thống chính trị. Trong các bản hiến pháp này, quyền công dân được mở rộng khơng chỉ quyền chính trị dân sự mà cịn các quyền kinh tế - văn hóa - xã hội. Trong quy trình lập hiến, việc lấy ý kiến đóng góp đơng đảo các tầng lớp nhân dân được coi trọng, nhưng không tiến hành phê chuẩn ý kiến của nhân dân thông qua trưng cầu dân ý.

Với tinh thần sáng tạo, Hồ Chí Minh đã học hỏi, tiếp thu những yếu tố tích cực từ các bản hiến pháp đó, để xây dựng một mơ hình hiến pháp riêng, tiến bộ và phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng lập hiến hồ chí minh nội dung và giá trị (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)