2.3. Quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng lập hiến Hồ Chí Minh
2.3.3. Giai đoạn 1930-1945
thử nghiệm đầu tiên xây dựng lập hiến ở Việt Nam.
Sau 30 năm bơn ba ở nước ngồi, trước những chuyển biến tích cực của tình hình cách mạng trong nước, tháng 1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước cùng Đảng Cộng sản Đông Dương trực tiếp lãnh đạo nhân dân đánh đuổi Pháp - Nhật giành chính quyền. Tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ tám với sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết thảy. Về mặt nhà nước, Nghị quyết Trung ương 8
khẳng định “lúc đánh đuổi được Pháp - Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam
dân chủ mới theo tinh thần tân dân chủ. Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của một giai cấp nào mà là của chung của toàn dân tộc” [28, tr. 114]. Có thể thấy từ chủ trương thành lập chính phủ cơng - nơng binh đến thành lập chính quyền của chung của toàn thể dân tộc, thể hiện sự phát triển quan trọng của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh trong quan niệm về một kiểu nhà nước mang bản chất dân chủ nhân dân; nhà nước và pháp
quyền dân chủ thích hợp với đất nước và con người Việt Nam. Bởi vì, như Người đã nói trong bức thư kêu gọi đồng bào, khi thành lập Mặt trận Việt Minh “Muốn đánh đổ Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT”.
Sau này, trong Chương trình Việt Minh, hình thức nhà nước được đề cập rõ hơn: “Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam dân chủ Cộng hòa lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ tồn quốc. Chính phủ ấy do quốc dân đại hội cử ra” [28, tr. 150].
Chương trình Việt Minh với nội dung tồn diện về chính sách chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá như “bản hiến pháp lâm thời” của Việt Nam.
Tháng 10/1944, Hồ Chí Minh gửi thư cho quốc dân đồng bào thông báo chủ trương triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để thành lập “một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đồn kết và hành động nhất trí của tồn thể quốc dân ta. Mà cơ cấu ấy thì phải do một cuộc Tồn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra” [78, tr. 537]. Đại hội quyết định Tổng khởi nghĩa, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng để lãnh đạo tồn dân. Quốc dân nổi dậy. Đại hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng, tổ
chức lãnh đạo đã làm tròn vai trò của một “tiền Quốc hội”. Có thể nói, đây là
một hình thức tổ chức phản ánh tư tưởng lập hiến đặc sắc của Hồ Chí Minh được thực thi ngay trong tiến trình giải phóng dân tộc. Trong lời kêu gọi đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam “tức như Chính phủ lâm thời” [78, tr. 596]. Các chính sách và mệnh lệnh do Chính phủ lâm thời ban hành là căn cứ vào Chương trình mười điểm mà Đại hội Tân Trào đã thơng qua. Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hịe đã nhận xét sự kiện này như nền tảng của Hiến pháp 1946, là “Vương miện dát kim cương” trên đầu Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành cơng, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản Tun ngơn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
Sự kiện này thể hiện bước phát triển quan trọng trong tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh về một nhà nước hợp hiến và đặt nền móng pháp lý cho sự ra đời hiến pháp Việt Nam. Tuyên ngôn mở đầu từ các quyền tự nhiên của con người đã được thế giới thừa nhận thành những giá trị hiến định. Tuyên ngôn đề cao nguyên tắc quốc gia thống nhất, chủ quyền dân tộc và tự do dân chủ, khẳng định xây dựng chế độ Nhà nước Dân chủ Cộng hòa, bảo đảm quyền độc lập dân tộc,
tự do dân chủ cho công dân Việt Nam. Như vậy, Tuyên ngôn độc lập của Việt
Nam góp phần tạo lập và khẳng định một nền pháp lý và công lý mới của văn minh nhân loại, hướng tới cơng bằng, bình đẳng, xóa bỏ mọi áp bức, bất cơng trên bình diện quốc gia và quốc tế.
Như vậy, đến đây Hồ Chí Minh đã có quan niệm rõ ràng về ý nghĩa, vai trị, vị trí, cách làm ra hiến pháp, và hiến pháp trong mối quan hệ với các phạm trù tự do, dân chủ, quyền tự quyết của các dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo nhân dân chuẩn bị tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đồng thời chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của một bản Hiến pháp dân tộc.