Giai đoạn 1946-1969

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng lập hiến hồ chí minh nội dung và giá trị (Trang 58 - 62)

2.3. Quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng lập hiến Hồ Chí Minh

2.3.2. Giai đoạn 1946-1969

thực hóa và bổ sung phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Trong giai đoạn này, tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh có điều kiện được hiện thực hóa, được bổ sung phát triển qua thực tiễn chỉ đạo xây dựng các bản Hiến pháp của dân tộc. Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra một trong sáu nhiệm vụ cấp bách lúc này là “chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ” [79, tr. 7]. Đến ngày 17/9/1945, Người ký sắc lệnh ấn định thể lệ Tổng tuyển cử và chỉ ba ngày sau, ngày 20/9/1945, Người tiếp tục ký Sắc lệnh 34 thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Đây là những văn bản có tính chất lập hiến đầu tiên, đến khi tồn dân bầu ra Quốc hội chính thức và Quốc hội bầu ra Chính phủ chính thức thì cơng tác lập hiến và lập pháp càng được đẩy mạnh.

Qua một chặng đường dài sau gần 3 thập kỷ kể từ Yêu sách của nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được hiện thực hóa qua bản Hiến pháp 1946. Hiến pháp ra đời đặt nền tảng cho việc thiết lập một thể chế chính trị dân chủ, với đầy đủ các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp, đoạn tuyệt với chế độ chính trị thực dân và quân chủ phong kiến. Nội dung của Hiến pháp năm 1946 phản ánh đậm nét quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân, thể chế nhà nước dân chủ nhân dân, các quyền con người và phương thức lập hiến. Hiến pháp 1946 thể chế hóa về mặt pháp lý quan điểm Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về thể chế chính trị hiện đại dựa trên hai nguyên lý Dân chủ và Cộng hòa, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Đó là bản Hiến pháp mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiến pháp. Quyền lực Nhà nước dù tổ chức theo mơ hình tập quyền chứ không phân quyền, nhưng vẫn có sự phân chia rành mạch, sự kiểm soát lẫn nhau, tư pháp độc lập trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình. Nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến và quyền lực nhà nước. Quyền công dân được quy định như những quyền tự nhiên, buộc nhà nước phải đảm bảo thực hiện và trở thành giới hạn với quyền lực nhà nước.

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc hồn tồn giải phóng, đất nước tạm chia làm hai miền. Miền Bắc tiến lên xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo mơ hình của Liên Xơ. Tình hình mới cần thiết phải có một hiến pháp mới, phù hợp hơn với hoàn cảnh lịch sử bấy giờ. Ngày 23-1-1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Quốc hội sửa đổi Hiến pháp 1946 và được Quốc hội đồng ý. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản Hiến pháp 1959 đã ra đời, là cơ sở hiến định để nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh hịa bình thống nhất đất nước. Hiến pháp 1959 có nhiều điểm mới, điểm bổ sung, mở rộng về cơ cấu tổ chức Nhà nước, về quyền công dân, về phương thức lập hiến. Phản ánh thực tế công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nội dung Hiến pháp 1959 khẳng định định hướng của đất nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa được khẳng định rõ rệt hơn với những thay đổi trong cấu trúc quyền lực của bộ máy nhà nước. Quyền công dân được mở rộng hơn trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó,

Hiến pháp bổ sung các điều khoản quy định về chế độ kinh tế xã hội theo mơ hình Hiến pháp Liên Xơ.

Tư tưởng lập hiến dân chủ pháp quyền Hồ Chí Minh hình thành từ những thập niên đầu thế kỷ XX và liên tục có sự phát triển qua các giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Sự phát triển của tư tưởng lập hiến cũng đi từ sự quan sát đến ý tưởng, tư tưởng pháp lý và từ ý tưởng, tư tưởng pháp lý đã đi vào hiện thực qua xây dựng Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng chế độ mới, căn cứ vào tình hình thực tiễn, trong việc chỉ đạo xây dựng hiến pháp, Hồ Chí Minh đã có những điều chỉnh phù hợp vừa đảm bảo nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa đáp ứng kịp thời yêu cầu của cách mạng qua từng giai đoạn. Có thể nói, giá trị và sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh chính là ở chỗ tư tưởng này hình thành từ quá trình trải nghiệm, quan sát, nghiên cứu thực tiễn, thơng qua hoạt động của chính bản thân Người và được kiểm nghiệm tính đúng đắn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 2

Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh, là kết quả tổng hợp của các nhân tố khách quan và chủ quan, gắn chặt với yêu cầu tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế. Để hình thành quan điểm về “hiến pháp dân chủ”, Hồ Chí Minh tìm tịi, nghiên cứu các quan điểm, trào lưu tư tưởng lập hiến trên thế giới cũng như quan sát, trải nghiệm thực tế đời sống qua nhiều nước trên thế giới. Điểm đặc sắc trong tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh là Người đã tiếp nhận, chắt lọc những giá trị cốt lõi, phổ biến của văn minh nhân loại cả phương Đông lẫn phương Tây, cả tư tưởng của tư sản và chủ nghĩa mác xít, từ đó kế thừa, vận dụng, để xây dựng nên mơ hình hiến pháp riêng, phù hợp với điều kiện với Việt Nam.

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh chia thành nhiều giai đoạn với hai thời kỳ chính. Thời kỳ trước năm 1945 là thời kỳ tiếp xúc, học hỏi tư tưởng lập hiến tiến bộ trên thế giới, hình thành những quan điểm cơ bản về vấn đề lập hiến. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1969, tư tưởng

lập hiến Hồ Chí Minh được hiện thực hóa và trong q trình chỉ đạo xây dựng hiến pháp, Người đã có những sự bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Trên cương vị là Người chỉ đạo xây dựng hai bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét qua nội dung hai bản Hiến pháp này, đặc biệt là bản Hiến pháp 1946.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng lập hiến hồ chí minh nội dung và giá trị (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)