Khẳng định chủ quyền của quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng lập hiến hồ chí minh nội dung và giá trị (Trang 62 - 64)

Chƣơng 3 : NỘI DUNG TƢ TƢỞNG LẬP HIẾN HỒ CHÍ MINH

3.1. Vai trò của lập hiến

3.1.1. Khẳng định chủ quyền của quốc gia

Từ thân phận của người dân ở một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh quan niệm khi chưa có chủ quyền quốc gia thì trước hết hiến pháp phải gắn với cuộc đấu tranh đòi độc lập, tự do của dân tộc. Trong những năm tháng bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh nhận thức một cách sâu sắc hơn nỗi nhục của cảnh mất nước và giá trị cao quý của một nhà nước độc lập, có chủ quyền. Vì thế, khi yêu cầu “ban hành hiến pháp” nhằm ghi nhận những quyền cơ

bản của người dân Việt Nam không được thực dân Pháp chấp nhận, Người càng thấu hiểu việc ban hành hiến pháp chỉ có thể thực hiện trong đất nước độc lập, tự chủ. Hiến pháp không chỉ gắn với vấn đề về nhân quyền, mà trước hết phải gắn với chủ quyền đất nước. Khi đã giành độc lập, hiến pháp là văn kiện pháp lý được nhân dân thơng qua, tạo sự chính danh cho nhà nước mới thành lập.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc vẫn tìm mọi cách phủ nhận chính quyền thành lập trong cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 27-10- 1946, Pháp ban hành Hiến pháp Đệ tứ cộng hịa, trong đó từ điều thứ 60 đến điều thứ 82 của chương VIII vẫn duy trì thuộc địa trước đây trở thành các tỉnh và vùng lãnh thổ trong Liên hiệp Pháp. Trong khối Liên hiệp, dù đã ghi nhận sự tự do của vùng lãnh thổ địa phương nhưng "khẳng định và bảo đảm sự thống nhất không thể phá vỡ của thế giới chính trị Pháp" [155, tr. 55-56] và người Pháp vẫn nắm giữ vị trí điều hành tại một số cơ quan bản địa. Để đối phó với tình hình hết sức khó khăn, phức tạp của tình hình thế giới cũng như trong nước lúc này, Hồ Chí Minh thực thi hàng loạt các biện pháp cấp bách nhằm củng cố sự vững chắc và tính hợp pháp cho chính quyền cách mạng: tổng tuyển cử bầu Quốc hội và xây dựng bản Hiến pháp. Thực hiện quyết tâm đó, sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương, cuộc Tổng Tuyển cử đầu tiên của Việt Nam (ngày 6/01/1946) đã bầu ra Quốc hội khóa I. Ngày 9/11/1946, Quốc hội thơng qua bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp 1946. Việc ban hành hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là sự khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền quốc gia, về một hệ thống chính quyền thống nhất và hợp hiến.

Hiến pháp 1946 phản ánh rõ rệt thắng lợi của cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ lâu dài, gian khổ, hy sinh của nhân dân Việt Nam, trực tiếp là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Điều này được thể hiện rất rõ ngay từ Lời nói đầu của Hiến pháp 1946, khẳng định nền độc lập dân tộc và xác định rõ nhiệm vụ là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập dân tộc hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Trong bài nói chuyện tại kỳ họp thứ 12 Quốc hội khóa I, tháng 4-1960, một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định “Trong năm đầu

(1946), Quốc hội đã thơng qua Hiến pháp. Đó là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước ta, nó xác nhận những thắng lợi to lớn của nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, đã thốt khỏi gót sắt của thực dân, đã lật đổ ngai vàng của vua chúa” [89, tr. 548]. Đến Hiến pháp năm 1959, tư tưởng về dân tộc độc lập, thống nhất tiếp tục thể hiện rõ nét ngay từ Lời nói đầu và chương đầu tiên quy định về chính thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng lập hiến hồ chí minh nội dung và giá trị (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)