Chính thể Dân chủ Cộng hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng lập hiến hồ chí minh nội dung và giá trị (Trang 78 - 94)

Chƣơng 3 : NỘI DUNG TƢ TƢỞNG LẬP HIẾN HỒ CHÍ MINH

3.3. Nội dung hiến pháp

3.3.1. Chính thể Dân chủ Cộng hòa

3.3.1.1. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước

Tư tưởng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là thành quả đấu tranh lâu dài và bền bỉ của nhân loại tiến bộ. Tư tưởng này được Hồ Chí Minh tiếp thu, chuyển hóa và phát triển lên trình độ mới.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân ln chiếm vị trí trung tâm. Kế thừa và phát triển tư tưởng "dân vi bang bản" trong truyền thống lịch sử của dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: Dân là "gốc của nước" [80, tr. 502]. Nước ta là nước dân chủ, cho nên ”địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ" [82, tr. 434] và do vậy, "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên" [81, tr. 232].

Sau khi giành chính quyền, nhiệm vụ đặt ra trước Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh đạo Quốc hội thơng qua một bản hiến pháp, mà trong đó phải đưa ra một mơ hình chính thể phù hợp với hiện tại và tương lai của đất nước. Mơ hình mà Hồ Chí Minh lựa chọn đó chính là mơ hình Việt Nam Dân chủ Cộng hịa - mơ hình quá độ của đất nước vừa giành độc lập, đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đó là nhà nước dựa trên nền tảng dân chủ, thực thi dân chủ, mở rộng dân chủ, với nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc nhân dân. Nhân dân đứng ở vị trí trung tâm và bao hàm hai yếu tố: “dân là chủ” và “dân làm chủ”. Dân ở đây bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân, như Người chỉ rõ “Là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước” [83, tr. 264].

Quyền làm chủ của nhân dân trước hết thể hiện ở quyền bầu cử, ứng cử. Ngay sau giành độc lập, để thành lập nên nhà nước của tất cả các tầng lớp nhân dân nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẩn trương chỉ đạo tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu và sau này trong tác phẩm

Thường thức chính trị, Người khẳng định “Đó là một cách rất hợp lý, để nhân

dân lao động thực hành quyền thống trị của mình” [84, tr. 236].

Hồ Chí Minh nêu ra tiêu chuẩn cho việc bầu cử, ứng cử là "Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là cơng dân thì đều có quyền đi bầu cử. Khơng chia gái trai, giàu nghèo, tơn giáo, nịi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai

quyền đó” [79, tr. 153]. Điều này rất khác với cả các hiến pháp tư sản và hiến pháp Liên Xô.

Quy định về chế độ bầu cử trong Hiến pháp năm 1791 của Pháp đã chia cơng dân thành hai loại: cơng dân tích cực là những người khơng làm th cho ai, nộp khoản thuế trực thu ít nhất ba ngày lương và cơng dân tiêu cực là những người khơng có tài sản. Quy định này dẫn đến trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1791, ở Pháp trên tổng số 26 triệu dân, chỉ có có 4 triệu 28 vạn người là cơng dân tích cực được tham gia. Thành phần tham gia nghị viện Anh gồm thành phần xuất thân quý tộc, chủ xưởng, đại địa chủ và một số nhà hoạt động chính trị. Thậm chí, cả thời gian sau này, trong quy định của nhiều nước tư bản vẫn có điều kiện hạn chế dân chủ. Ở Mỹ trước năm 1920, ở Pháp trước năm 1944, ở Italia trước năm 1945, phụ nữ không được đi bầu cử... Như vậy, trong thể chế cộng hòa ở các nước tư bản, quyền lực nhà nước ở các nước tư bản thuộc về số đông, nhưng số đông này không bao gồm những người thuộc giai cấp vô sản, mà là những người hữu sản.

Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công, nước Nga xây dựng mơ hình chính phủ cơng - nơng - binh, một nhà nước mà quyền lực thuộc về giai cấp vô sản. Tầng lớp tư sản, địa chủ bị tước các quyền chính trị như bầu cử, ứng cử, không được tham gia vào công việc nhà nước. Như vậy, chủ thể quyền lực nhà nước trong thể chế cộng hịa Xơ viết đó là cơng nhân, nơng dân, binh lính, là những giai cấp, tầng lớp lao động bị tư bản bóc lột.

Ở Việt Nam, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của dân tộc đã xác định chính thể của nước Việt Nam mới là “dân chủ cộng hịa” mà đặc trưng cơ bản của nó là “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều thứ 1) [124, tr. 12]. Nguyên tắc quyền lực nhân dân còn được thể hiện trong các quy định về chủ thể quyền lực nhà nước, quyền công dân, về mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, nghĩa vụ của tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước. Hiến pháp 1946 đã có quy định rất tiến bộ về thực hành dân chủ trong

hoạt động tổ chức, quản lý, điều hành của nhà nước, nhằm tạo điều kiện nhân dân có quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước. Chẳng hạn, tư tưởng về tính cơng khai, minh bạch và thực hành dân chủ của các cơ quan công quyền: “Nghị viện họp công khai cho dân vào nghe”. Nghị viện - cơ quan do dân cử có quyền chất vấn Chính phủ, mà hoạt động chất vấn theo Hồ Chí Minh “biểu lộ được rõ cái tinh thần dân chủ thật thà của nước Việt Nam” [47, tr. 9]. Ở mức độ giám sát cao nhất, nếu Chính phủ khơng được Nghị viện tín nhiệm thì Chính phủ buộc phải từ chức. Và nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu do mình bầu ra nếu đại biểu ấy khơng cịn xứng đáng với sự lựa chọn của nhân dân. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hoàn cảnh lịch sử mới địi hỏi phải có một bản Hiến pháp mới trên cơ sở kế thừa giá trị căn bản của Hiến pháp 1946. Trong phiên họp thứ 5 Ban sửa đổi Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Hiện nay khơng phải ta xây dựng bản Hiến pháp hoàn toàn mới mà sửa đổi lại Hiến pháp 1946 là Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Hiến pháp sửa đổi này cũng là tác phẩm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” [55, tr. 15]. Từ điều kiện thực tế, Hiến pháp 1959 xác định rõ: Về hình thức chính thể, nước ta vẫn duy trì chính thể “dân chủ cộng hồ”, nhưng “là một nước dân chủ nhân dân” (Lời nói đầu và Điều 2) làm nhiệm vụ lịch sử của chun chính vơ sản. Đó là: “Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh cơng nơng, do giai cấp cơng nhân lãnh đạo”. Đó là nhà nước trong đó quyền lợi chính đáng của cơng dân được đảm bảo, như Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Do tính chất của Nhà nước ta, do chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta, Nhà nước chẳng những công nhận những quyền lợi của cơng dân mà cịn bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để cho công dân thật sự được hưởng các quyền lợi đó” [87, tr. 377].

Tiếp tục tư tưởng "quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" của Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 có các chế định cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân một cách chặt chẽ hơn như: "Tất cả quyền lực trong nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thơng qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân". Hiến pháp 1959 là Hiến pháp đầu tiên sử dụng thuật ngữ "Cơ quan quyền lực Nhà nước" để chỉ loại thiết chế do nhân dân trực tiếp ủy quyền thực hiện quyền lực nhân dân. Trên tinh thần đó, từ Hiến pháp 1959 đã thể hiện rõ nét hơn cơ chế tập trung quyền lực vào Quốc hội với nguyên tắc hoạt động của các cơ quan nhà nước "tập trung dân chủ” (Điều 4). Vì đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đều do nhân dân bầu ra, nên "có thể bị cử tri bãi miễn trước khi hết nhiệm kỳ nếu tỏ ra

khơng xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” (Điều 5). Nguyên tắc này

đảm bảo quyền kiểm soát của nhân dân đối với các đại biểu đại diện cho mình. Trên tinh thần "nhân dân là chủ", Hiến pháp 1959 đã quy định, thể chế hoá mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân: "Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân" (Điều 6) [124, tr. 32].

Hai bản Hiến pháp 1946, 1959 tuy có những điểm khác nhau về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nhưng đều thể hiện nhất qn tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể Cộng hịa Dân chủ nhân dân. Đó là nhà nước mà ở đó tất cả mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, các vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia phải do nhân dân quyết định. Nhà nước do nhân dân lập ra, nhân dân có thể thay đổi, bãi miễn các chức danh do nhân dân bầu nếu không đáp ứng nguyện vọng của dân. Các cán bộ, công chức phải tận tụy, trung thành với nhân dân. Hình thức chính thể ấy là sáng tạo độc đáo, thể hiện tư duy nhạy bén và năng lực thực tiễn của Hồ Chí Minh.

3.3.1.2. Tổ chức quyền lực nhà nước

Nói đến tư tưởng lập hiến là nói đến những quan điểm về việc tổ chức quyền lực nhà nước bằng hiến pháp. Vấn đề trung tâm của tư tưởng lập hiến là vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước. Hồ Chí Minh khẳng định: “Tính chất Nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính

quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định tồn bộ nội dung của Hiến pháp” [87, tr. 370]. Đi theo con đường cách mạng vô sản, với mục tiêu đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc cho các tầng lớp nhân dân trước hết là nhân dân lao động, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước theo hướng tập quyền xã hội chủ nghĩa trên nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập quyền

Hồ Chí Minh quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất, bởi quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân. Nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất, tuy các nhóm dân cư, các tầng lớp, giai cấp, dân tộc có lợi ích riêng khác nhau, nhưng đều thống nhất ở mục tiêu là giành và giữ vững chủ quyền quốc gia, xây dựng một đất nước giàu mạnh và cuộc sống tự do, hạnh phúc. Sự thống nhất quyền lực ấy được thực hiện chủ yếu theo một chế độ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là “Ủy thác quyền lực” tức nhân dân ủy thác quyền lực của mình cho những đại biểu do chính nhân dân bầu ra. Trong 2 bản Hiến pháp, chế độ bầu cử được ghi nhận: “Chế độ bầu cử là chế độ phổ thông đầu phiếu. Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín” (điều 17 Hiến pháp 1946) [124, tr. 15] “Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hành theo ngun tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.” (điều 5, Hiến pháp 1959) [124, tr. 32]. Hệ thống bầu cử ở đây không áp dụng chế độ đại cử tri hoặc chế độ đại diện theo các cơ cấu chính trị - xã hội như ở nhiều nước khác.

Từ tư tưởng về tính đại diện nhân dân của Quốc hội, Hồ Chí Minh phát triển đến tư tưởng về tính quyền lực nhà nước tối cao của Quốc hội. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào trước khi nổ ra cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám là hình thức cơ quan đại biểu của nhân dân cả nước. Chủ trương của Hồ Chí Minh về việc gấp rút Đại hội quốc dân là để thống nhất hành động trong cả nước, phát huy sức mạnh của ý chí thống nhất tồn dân để giành độc lập dân tộc. Đại hội

quốc dân đã quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia là chủ trương xây dựng chiến khu, xây dựng vùng giải phóng, xây dựng lực lượng vũ trang, lãnh đạo toàn dân chớp thời cơ giành thắng lợi. Đại hội Quốc dân đã thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng như một Chính phủ lâm thời, là cơ quan chấp hành của Quốc dân đại hội. Trong điều kiện mới giành độc lập, chưa có hiến pháp, Hồ Chí Minh đề nghị thành lập Ban Thường trực Quốc hội có nhiệm vụ “1. Thêm ý kiến cho Chính phủ. 2. Lúc Chính phủ làm việc khơng đúng thì phê bình, nếu Chính phủ khơng nghe thì hiệu triệu quốc dân” [46, tr. 14]. Hồ Chí Minh tuyên bố thay mặt Chính phủ hiện thời từ chức, trao quyền lại cho Quốc hội, để Quốc hội theo nguyên tắc dân chủ mà bầu ra một Chính phủ mới. Điều này được thể hiện qua quy định Hiến pháp 1946: “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (điều 22). “Nghị viện giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc” (điều 23) [124, tr. 15]. Trong Hiến pháp

1959, vị trí, vai trò của Quốc hội tiếp tục được khẳng định "Quốc hội là cơ

quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà" (điều 43) [124, tr. 41].

Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, trong quan niệm Hồ Chí Minh, Quốc hội thực hiện quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Trước tiên, Người coi lập hiến, lập pháp là chức năng quan trọng hàng đầu của Quốc hội. Người khẳng định: Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, đồng thời là cơ quan “quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946 và thành lập một Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi để trình Quốc hội.” [87, tr. 363] và “sau khi Quốc hội thông qua, bản dự thảo mới này sẽ thành bản Hiến pháp mới của nước ta” [87, tr. 381]. Đánh giá về quá trình hoạt động của Quốc hội khóa I, Người viết “Những việc quan trọng nhất Quốc hội đã làm là: tuyên bố kháng chiến cứu nước, thông qua Luật cải cách ruộng đất, thông qua Hiến pháp mới” [87, tr. 622]. Bên cạnh đó, trong nhiều bài nói, báo cáo trước Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập đến những vấn đề quan trọng nhất của đất nước thuộc chức năng của Quốc hội như quyết định chiến tranh và

hịa bình, đề ra chương trình phát triển kinh tế văn hóa, phê chuẩn các điều ước quốc tế mà Chính phủ ký kết. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị, chức năng của Quốc hội thể chế hóa thành điều khoản trong Hiến pháp 1949, Hiến

pháp 1959. Điều thứ 23, Hiến pháp 1946 quy định: “Nghị viện nhân dân giải

quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngồi. Khi Nghị viện khơng họp, Ban Thường vụ có quyền biểu quyết dự án sắc lệnh của Chính phủ, đặc biệt để thường xun phê bình và kiểm sốt Chính phủ (điều 36)” [124, tr. 18].

Đến Hiến pháp 1959, quyền lực của Quốc hội tăng cường hơn so với Nghị viện nhân dân, phạm vi quyền lập pháp được mở rộng hơn. Quốc hội được quy định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền: Giải quyết vấn đề quốc kế dân sinh quan trọng nhất; là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, làm và sửa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng lập hiến hồ chí minh nội dung và giá trị (Trang 78 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)