Đội ngũ làm công tác lập hiến

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng lập hiến hồ chí minh nội dung và giá trị (Trang 106 - 109)

Chƣơng 3 : NỘI DUNG TƢ TƢỞNG LẬP HIẾN HỒ CHÍ MINH

3.4. Các nhân tố đảm bảo lập hiến

3.4.3. Đội ngũ làm công tác lập hiến

Để soạn thảo một bản Hiến pháp, Hồ Chí Minh rất coi trọng đội ngũ làm công tác lập hiến, mà quan trọng nhất là những người trực tiếp xây dựng dự thảo Hiến pháp.

Hiến pháp là văn kiện pháp lý quan trọng nhất của một quốc gia, đóng vai trị nền tảng và có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bởi vậy, để xây dựng một bản hiến pháp tiến bộ trước hết phải có những trí thức, những chun

gia, những người có sự hiểu biết sâu rộng, có đủ đức và tài. Sau Cách mạng tháng Tám, do chính sách ngu dân của thực dân Pháp, số lượng trí thức ở Việt Nam rất ít ỏi. Bởi vậy, với quan điểm đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, bằng tấm lòng bao dung rộng mở và sự trân trọng với nhân sĩ, trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi, tìm kiếm nhân tài cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Người khẳng định “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển, càng thêm nhiều” [79, tr. 144]. Người trân trọng “Tìm người tài đức” và nêu những quan điểm cơ bản khi sử dụng nhân tài: Sử dụng trí thức, dùng nhân tài phải như “dụng mộc”, phải tránh tình trạng khơng biết “tùy tài mà dùng người”, phải tránh tầm nhìn hạn hẹp “khơng thấy khắp” có thể làm “những bậc tài đức không thể xuất thân”.

Sau khi giành chính quyền, Hồ Chí Minh nêu ra một trong sáu nhiệm vụ cấp bách là tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội lập hiến. Tiêu chuẩn mà Hồ Chí Minh đề ra cho những người ứng cử không phải là tài sản, xuất thân, địa vị, nghề nghiệp... mà là những người có đức, tài, có tâm huyết với việc nước. Với tinh thần đó, cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra đúng như Người đã khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà... Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đồn kết” [79, tr. 153]. Có thể nói, Quốc hội khóa I với 333 đại biểu được bầu thực sự tiêu biểu cho trí tuệ của dân tộc trong giai đoạn lịch sử đó.

Để thực hiện một nhiệm vụ hết sức cấp bách lúc này là dự thảo bản Hiến pháp dân chủ của nước Việt Nam mới, ngày 20-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34/SL lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm có 7 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và 6 thành viên khác là cố vấn Vĩnh Thụy, nhà văn Đặng Thai Mai, Luật sư Vũ Trọng Khánh; các nhà hoạt động chính trị Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh. Sau Tổng tuyển cử gần 2 tháng, ngày 02/3/1946, Quốc hội họp khóa đầu tiên và bầu Ban dự thảo Hiến pháp mới

gồm 11 thành viên: Tôn Quang Phiệt, Trần Duy Hưng, Nguyễn Thị Thục Viên, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ, do Chủ tịch Hồ Chí Minh là Trưởng ban. Ủy ban này có sự tham gia có đại diện nhiều đảng phái và tăng thêm thành phần là những trí thức lớn, những chuyên gia về luật học cho việc soạn thảo đạo luật cơ bản nhất đặt nền móng cho sự hình thành một nước Việt Nam mới. Người còn giao cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc tự nghiên cứu và đưa ra bản Dự thảo Hiến pháp Dự án Hiến pháp đệ trình với Chính phủ. Ủy ban ban đầu gồm 40 thành viên, sau đó bổ sung gồm 50 nhà khoa học, nhân sĩ trí thức tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Phan Anh, Vũ Văn Hiền, Vũ Đình Hịe, Hồng Xn Hãn, Bùi Bằng Đồn….Nhiều người trong số họ từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng dưới chế độ cũ.

Trên cơ sở, căn cứ vào bản dự án của Chính phủ đã đưa ra, đối chiếu với bản dự thảo của Ủy ban kiến quốc, tập hợp kiến nghị toàn dân và tham khảo kinh nghiệm các nước Âu - Á, Tiểu ban đã soạn thảo một dự án Hiến pháp để trình Quốc hội. Như vậy, với thành phần đa số các nhà lập hiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX cũng như tỷ lệ hơn 60% tổng số đại biểu của Quốc hội khóa I là nhân sĩ trí thức đã cho thấy vị trí, vai trị của tầng lớp này được phát huy trong công cuộc đấu tranh lập hiến và xây dựng thành công Hiến pháp 1946.

Với Hiến pháp 1959, Ban Sửa đổi hiến pháp được Quốc hội quyết định thành lập ngày 23-1-1957 do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban và 28 thành viên. thành viên của Ban sửa đổi Hiến pháp gồm các ông (bà): Phạm Văn Bạch, Đỗ Đức Dục, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan, Ung Văn Khiêm, Trần Huy Liệu, Lương Duyên Lạc, Lê Tư Lành, Trương Thị Mỹ, Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Tạo (tức Nguyễn Phủ Doãn), Trương Tấn Phát, Nay Phin, Thanh Phong, Ngô Thế Phúc, Tôn Đức Thắng, Xuân Thủy, Huỳnh Văn Tiếng, Hà Văn Tỉnh, Đinh Gia Trinh, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Trần Cơng Tường, Nguyễn Xiển, Phạm Văn Đồng, Vũ Đình Hịe, Lị Văn San, Nguyễn Thị Thập [50, tr. 12]. Thành phần Ủy ban có sự tham gia của các nhân sĩ, trí thức

lớn, các nhà hoạt động chính trị, của thành viên ngoài Đảng Lao động Việt Nam, đại diện của dân tộc thiểu số.

Dưới sự điều hành của Hồ Chí Minh, các cuộc họp của Ủy ban dự thảo Hiến pháp hay Ban Sửa đổi hiến pháp được tiến hành dân chủ, với nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều với những tranh luận gay gắt, đúng với tính chất liên hiệp của Quốc hội toàn dân, theo “tinh thành đồn kết” mà Hồ Chí Minh đề ra. Trong q trình thảo luận, dù với tư cách người chủ trì, Hồ Chí Minh vẫn tham gia phát biểu tranh luận như bất kỳ một đại biểu nào. Từ những tranh luận đó mới phát huy sức mạnh trí tuệ của mỗi thành viên và sức mạnh to lớn của tập thể trong việc thực hiện một trong những nhiệm vụ trọng đại là soạn thảo Dự thảo hiến pháp cho dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng lập hiến hồ chí minh nội dung và giá trị (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)