2.3. Quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng lập hiến Hồ Chí Minh
2.3.1. Giai đoạn trước năm 1920
tưởng chính trị pháp lý trên thế giới và hình thành lý tưởng dân quyền
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học, từ nhỏ, Hồ Chí Minh có điều kiện được học tập Nho giáo cũng như được tìm hiểu về lịch sử dân tộc Việt Nam. Những kiến thức về Nho giáo và các trường phái tư tưởng Trung Quốc, những kiến thức lịch sử, văn hóa dân tộc mà Người được tiếp thu từ gia
đình, nhà trường giúp Người có nền tảng văn hóa, làm cơ sở hình thành quan điểm về nhà nước và hiến pháp sau này. Bên cạnh đó, lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, từ rất sớm đã hình thành Hồ Chí Minh lịng u nước, căm thù giặc và ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
Đi ra nước ngoài, tận mắt chứng kiến cuộc sống cùng cực, bị áp bức, đàn áp của dân tộc thuộc địa và chứng kiến cuộc sống bất bình đẳng giữa giai cấp tư sản và nhân dân lao động ở các nước tư bản phát triển, Hồ Chí Minh có thêm cơ sở vững chắc củng cố những suy nghĩ trước đây về sự suy đồi của Nhà nước thực dân - phong kiến. Trong bài viết Tâm địa thực dân, Người chỉ ra nước Pháp là một nước Cộng hòa, nhưng trên thực tế những hành động của chúng đã bóp nghẹt quyền tự do dân chủ ở thuộc địa. Người vạch trần bản chất phản dân chủ, vô nhân đạo, phi công lý của nền cai trị thực dân Pháp qua bộ mặt của các quan cai trị, qua việc ban hành và thực thi chính sách đối với người bản xứ ở Đơng Dương... Có thể nói, xuất phát từ lập trường dân tộc, dân chủ, từ lập trường “trong thời đại mà ý muốn của nhân dân là nắm quyền tự quyết” [76, tr. 10], Nguyễn Ái Quốc dựng lên bức tranh sắc nét về một nền pháp lý ở thuộc địa nói chung, ở Việt Nam nói riêng.
Một trong nét độc đáo trong sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh là Người đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật trước khi trở thành người cộng sản. Năm 1919, nhân danh nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị “Yêu sách của nhân dân An Nam” gồm 8 điểm với các nội dung địi cải cách nền pháp lý ở Đơng Dương, dành cho người bản xứ những đảm bảo về pháp luật như người châu Âu, đặc biệt trong yêu sách thứ 7 đã đòi “thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật” [8, tr. 441]. Đây là tác phẩm thể hiện rõ nét các đòi hỏi tự do, dân chủ của người dân thuộc địa, yêu cầu một chế độ cai trị văn minh - cai trị bằng luật pháp. Tuy chưa thể có những quan điểm rõ ràng về lập hiến, nhưng những khát vọng của Người về quyền con người, quyền dân tộc, đặc biệt những yêu cầu trong việc cải cách nền pháp lý Đông Dương đã thể hiện tư duy pháp lý tiến bộ và hiện đại của Hồ Chí Minh. Sau đó,
Nguyễn Ái Quốc chuyển thể nội dung Bản yêu sách thành bản “Việt Nam yêu cầu
ca” và yêu sách thứ 7 đã chuyển thành 2 câu thơ lục bát “Bảy xin Hiến pháp ban
hành. Trăm đều phải có thần linh pháp quyền” [76, tr. 473]. Điều đáng chú ý là hai câu thơ lục bát này không những đã chuyển thể khá thành công nội dung của yêu sách thứ 7 mà đã nâng tầm: đòi ban hành Hiến pháp, trên tinh thần “thần linh pháp
quyền”. Đó là tinh thần thượng tơn pháp luật mà trước hết là thượng tôn hiến pháp.
Đến đây, một vấn đề mới đã hình thành trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc là quyền lợi của nhân dân phải đảm bảo bằng hiến pháp.