2.3. Quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng lập hiến Hồ Chí Minh
2.3.2. Giai đoạn 1920-1930
hình thành quan điểm về một số nội dung của lập hiến
Trong khi Nguyễn Ái Quốc khảo sát tìm tịi con đường cách mạng cứu nước, cứu dân, thì sự kiện chấn động thế giới là cách mạng Nga thành công. Không thỏa mãn với con đường cách mạng tư sản, Người tìm hiểu về Cách mạng
tháng Mười Nga và Lênin. Năm 1920, sau khi đọc Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn
Ái Quốc đã có một sự lựa chọn mang tính cách mạng và khoa học. Về con đường cách mạng, Người dứt khốt đi theo con đường cách mạng vơ sản. Về lý luận, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng. Về mơ hình nhà nước, Người lựa chọn kiểu nhà nước vô sản, nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin.
Nghiên cứu lý luận Mác - Lênin về nhà nước, pháp luật và hiến pháp, Nguyễn Ái Quốc có thêm cơ sở lý luận quan trọng để định hình kiểu nhà nước và hiến pháp tương lai ở Việt Nam. Những quan điểm về con đường cách mạng Việt Nam theo học thuyết Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện rõ nét qua tác phẩm Đường kách mệnh. So sánh các cuộc cách mạng trên thế giới, Người khẳng định cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường cách mạng tư sản mà phải là con đường cách mạng vô sản theo kiểu Cách mạng Tháng Mười Nga. Cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản nghĩa là hình thức chính thể được thiết lập sau khi giành chính quyền là hình thức thể
hiện bản chất giai cấp vơ sản. Nhà nước đó được tổ chức theo nguyên tắc nhà nước Xô viết là “giao chính quyền cho dân chúng số nhiều”.
Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. Văn kiện tại
Hội nghị là Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi
thảo đã đề ra đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam, những nguyên tắc về xây dựng Chính phủ cơng nơng: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”; “Làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập”;“Dựng ra Chính phủ cơng nơng binh” [78, tr. 1]. Chính cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt thể hiện những quan điểm cốt lõi về độc lập dân tộc và thiết chế dân
chủ nhân dân, là văn kiện đánh dấu sự hình thành tư tưởng về thành lập nhà nước dân chủ nhân dân, về ghi nhận các quyền con người cơ bản cho nhân dân Việt Nam của Hồ Chí Minh. Có thể nói, đây là giai đoạn hình thành quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về các vấn đề cách mạng Việt Nam, trong đó có vấn đề lập hiến.