2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Khái quát về các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Khái niệm thích ứng với BĐKH đã nêu trong mục (2.1.1) cho thấy mục tiêu và các giải pháp của thích ứng với BĐKH đề cập đến hai nội dung chính: (i) nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thương do tác động BĐKH đến hệ tự nhiên và xã hội; (ii) Tận dụng các lợi ích của mơi trường khí hậu để duy trì và phát triển kinh tế - xã hội bền vững [74].
- Thích ứng BĐKH trong các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội phải thích ứng theo mức độ tác động khác nhau và phù hợp với điều kiện mới của BĐKH. Tuy nhiên các hoạt động thích ứng, các giải pháp thích ứng đều yêu cầu đảm bảo các đặc điểm chung sau: (i) Thích ứng đòi hỏi sự tham gia của nhiều đối tượng, nhiều thành phần và được thực hiện ở các quy mô khác nhau theo một quy trình thống nhất, lâu dài; (ii) Thích ứng mang tính chủ động theo ý chí con người nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương và hướng tới sự phát triển bền vững; (iii) Thích ứng là một q trình mang tính liên ngành và tính liên vùng cao. Khơng một ngành nào, một quốc gia nào hoặc một nhóm quốc gia nào có thể hành động đơn phương trong thích ứng.
- Dựa vào đặc điểm của hoạt động thích ứng trên cơ sở đánh giá chi phí/lợi ích, thực hiện dễ/khó, áp dụng và đạt hiệu quả cao nên các giải pháp thích ứng BĐKH được xây dựng theo các nhóm khác nhau. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu nghiên cứu các giải pháp thích ứng BĐKH của Burton và cộng sự (1993) tổng hợp chia hoạt động thích ứng BĐKH thành 8 nhóm giải pháp sau :
+ Giải pháp chấp nhận những tổn thất: Các phương pháp thích ứng được lựa
chọn là chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Chấp nhận tổn thất xảy ra khi phải chịu tác động mà khơng có khả năng chống lại hay ở khu vực mà chi phí phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao hơn so với mức độ thiệt hại.
+ Giải pháp chia sẻ những tổn thất: Chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng lớn như là các hộ gia đình, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ tương tự. Sự chia sẻ tổn thất hiện nay có thể thơng qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết các hoạt
động kinh tế -xã hội, khu vực, cộng đồng chịu ảnh hưởng thông qua viện trợ của các quỹ cộng đồng như bảo hiểm xã hội.
+ Giải pháp giảm nguy hiểm: Phương pháp này tập trung làm giảm nhẹ tác động của các tai biến liên quan đến BĐKH.
+ Giải pháp ngăn chặn các tác động: Sử dụng các phương pháp thích ứng
từng bước để ngăn chặn các tác động của BĐKH
+ Giải pháp thay đổi cách thức sử dụng: Áp dụng cho những vùng/khu vực chịu tác động lớn của BĐKH như thay thế cây trồng thích hợp với sự thay đổi nhiệt độ; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ/trồng rừng,… + Giải pháp thay đổi địa điểm: Ví dụ như chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng nông trại ra khỏi khu vực khơ hạn đến khu vực ơn hịa hơn và có thể thích hợp cho vài vụ trong tương lai.
+ Giải pháp Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ: Áp dụng những nghiên cứu, khoa học kỹ thuật với các công nghệ và phương pháp mới.
+ Giải pháp giáo dục, thơng tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Sử dụng phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi của con người (một trong những tác nhân gây ra BĐKH).
Các nhóm giải pháp thích ứng với BĐKH đã nêu trên, khuyến cáo cho các chủ thể và các bên liên quan, trước khi chọn lựa các giải pháp thích ứng cần đánh giá, phân tích chi phí – lợi ích, đây là bước rất cần thiết và quan trọng cho việc xây dựng, ban hành kế hoạch, chiến lược thích ứng. Trong đó, chi phí của giải pháp thích ứng bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí phát sinh và những chi phí khác. Lợi ích của giải pháp gồm: lợi ích về xã hội và mơi trường được tính bằng các thiệt hại, tổn thất được ngăn chặn (cơ sở hạ tầng và sinh kế được bảo vệ).