3.2. Nhận thức của cộng đồng về tác động của khí hậu cực đoan và thiên tai
3.2.3. Nhận thức về tác động của khí hậu cực đoan và thiên tai đối với nguồn nước và
và tài nguyên rừng
Kết quả khảo sát nhận thức về tác động của khí hậu cực đoan và thiên tai đối với nguồn nước và tài nguyên rừng, người dân bản Gò Khà, Thu Lũm huyện Mường Tè cho biết trong những năm gần đây nguồn nước trong mùa khô bị suy giảm so với những năm trước, nguồn nước ở các khe và suối suy giảm nhiều, đặc biệt là trong khoảng thời gian sau tết. Suy giảm nguồn nước đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Xã Hồng Thu huyện Sìn Hồ xã có 18 bản tồn là người Hmơng, vào mùa khơ người dân phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, người dân phải đi bộ từ 3 đến 5 km, rất vất vả mới mang được nước về dùng (H.A.L – PCT xã
Hồng Thu).
Tình trạng khơ hạn trong khu vực đã làm gia tăng nguy cơ cháy rừng của cộng đồng. Người dân bản Rừng Ổi, xã Hồ Thầu huyện Tam Đường cho biết, mùa khô là mùa người dân dọn, đốt nương hoặc khai thác thực phẩm kết từ rừng, điều kiện khô hạn kéo dài đã làm gia tăng nguy cơ cháy rừng tự nhiên tái sinh.
Hình 3.7 trình bày kết quả đánh giá theo phương pháp Delphi về nhận thức của người dân về tác động của khí hậu cực đoan và thiên tai đến nguồn nước và tài nguyên rừng.
Đối với nguồn nước, các ý kiến cá nhân tham gia cho rằng khô hạn và nắng nóng xảy ra hằng năm vào mùa khơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt, đặc biệt là người dân sống ở vùng núi cao, điểm trung bình đối với khơ hạn và nắng nóng lần lượt là 4,58 điểm và 4,1 điểm. Các dạng khí hậu cực đoan và thiên tai khác như dơng lốc, mưa đá, rét đậm, rét hại có tác động thấp hơn đối với nguồn nước của cộng đồng.
Đối với tài nguyên rừng, các cá nhân tham gia đều cho rằng nắng nóng ảnh hưởng lớn nhất đến hệ sinh thái rừng (4 điểm). Các dạng khí hậu cực đoan và thiên tai khác như dông lốc, lũ ống, lũ quét có mức độ tác động thấp hơn đến hệ sinh thái rừng. Như vậy, cộng đồng DTTS ở Lai Châu nhận thức khá rõ khi cho rằng nắng nóng, khơ hạn ảnh hưởng lớn nhất đến nguồn nước và tài nguyên rừng, gây ra những điều kiện khó khăn cho cuộc sống và sản xuất của người dân (Hình 3.7).
Hình 3.7: Biểu đồ đánh giá mức độ tác động của thiên tai, cực đoan khí hậu đến đời sống và sản xuất của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Lai Châu
Từ nguồn thông tin, dữ liệu thu thập được qua khảo sát tham dự, phỏng vấn sâu và điều tra bằng phương pháp Delphi, chúng tôi rút ra được rằng cộng đồng đã
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 Sức khỏe cộng đồng Sản xuất lương thực, thực phẩm
Hoạt động chăn nuôi Nguồn nước
nhận thức rất rõ về những tác động của khí hậu cực đoan và thiên tai đến đời sống và sản xuất. Để có được những nhận thức đó, có lẽ người dân đã phải trả giá rất lớn và trải qua nhiều năm đối với những tác động của khí hậu cực đoan và thiên tai xảy ra trong khu vực. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng cá nhân, cộng đồng nào có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về khí hậu cực đoan và thiên tai trong mơi trường tự nhiên của mình sẽ có thể vượt qua tốt hơn so với những người có ít hiểu biết, kinh nghiệm về tiềm năng cũng như hạn chế của môi trường tự nhiên.