Thiếu hụt nguồn lực hỗ trợ phát triển tri thức cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tri thức cộng đồng dân tộc thiểu số ở lai châu ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan trong thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu (Trang 121 - 122)

3.4. Những hạn chế, khó khăn trong nhân rộng, ứng dụng tri thức cộng đồng ứng phó

3.4.3. Thiếu hụt nguồn lực hỗ trợ phát triển tri thức cộng đồng

Nguồn lực tài chính, là nhân tố quan trọng trong đầu tư hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động nhân rộng và ứng dụng TTCĐ ứng phó khí hậu cực đoan và thiên tai trong cộng đồng các DTTS. Thực tế, cộng đồng các DTTS ở Lai Châu có tỷ lệ đói nghèo cao, nên người dân gặp khó khăn trong việc huy động kinh phí để tổ chức, duy trì các lễ hội truyền thống, các hoạt động tín ngưỡng mang tính cộng đồng, các mơ hình sinh kế phát triển bền vững thích ứng với BĐKH tại cộng đồng.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm tiện dụng cho các lĩnh vực của đời sống, xã hội tác động làm thay đổi lớn đến nhận thức, thói quen sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng các DTTS theo hướng “sùng bái” khoa học cơng nghệ. Ví dụ, những năm trước hoạt động chuẩn bị vào vụ nương người dân dùng dao và các công cụ khác để phát dọn cây bụi và cỏ để khô rồi đốt. Tuy nhiên, việc dọn cỏ, cây bụi trên nương những năm gần đây người dân đã sử dụng thuốc diệt cỏ để giảm công trong khâu canh tác vụ mới trong năm. Trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm người dân có xu hướng sử dụng các giống cây trồng có năng suất và chất lượng tốt thay thế các giống cây trồng địa phương mà chưa có đánh giá tồn diện giá trị của quá trình thay đổi cây trồng.

Những giá trị mà cộng đồng các DTTS có được từ sự phát triển khoa học và công nghệ, luôn tiềm ẩn những rủi ro. Đó là hệ thống dịch vụ khoa học và công nghệ phát triển không theo kịp làm nguồn cung cấp các giống cây trồng không đảm bảo; người dân không nhận thức đầy đủ những mặt trái khoa học và công nghệ dẫn đến sự lạm dụng trong sử dụng. Ví dụ, người dân lạm dụng thuốc trừ cỏ làm suy giảm đa

dạng sinh học trong hệ sinh thái đồng ruộng, làm trai đất sản xuất và dễ bị rửa trôi, bạc màu, giảm độ phì.

Như vậy, sự thiếu nguồn lực tài chính và sự phát triển của khoa học cơng nghệ cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật làm các giống cây trồng địa phương có nguồn gen giá trị có xu hướng bị suy giảm và làm người dân bị “mê muội” dần quên đi phương thức cách tác sản xuất nông nghiệp truyền thống, bền vững thân thuộc điều kiện sinh thái của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tri thức cộng đồng dân tộc thiểu số ở lai châu ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan trong thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)