Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tri thức cộng đồng dân tộc thiểu số ở lai châu ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan trong thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu (Trang 56 - 59)

2.2. Địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, ở toạ độ địa lý 21051' đến 22049' vĩ độ Bắc; 102019' - 103059' kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía Đơng giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên và Sơn La. Lai Châu cách thủ đơ Hà Nội khoảng 450 km về phía Đơng Nam (theo quốc lộ 4D, 70, 32). Tổng diện tích tự nhiên 9.069 km2 chiếm 2,74% tổng diện tích cả nước; tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm huyện Tân Uyên, Sìn Hồ, Than Uyên, Mường Tè, Phong Thổ, Tam Đường, Nậm Nhùn và thành phố Lai Châu.

Hình 2.2.. Vị trí địa lý tỉnh Lai Châu [68]

Khí hậu Lai Châu chia làm hai mùa: Mùa mưa (từ tháng 4-9) lượng mưa bình quân 2.500 - 2.700 mm/năm và mùa khô (từ tháng 10-3 năm sau) có khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp. Nhiệt độ khơng khí bình qn hàng năm 20,5oC. Tổng số giờ nắng bình quân năm là 1.977,9 giờ, bình quân 5,5 giờ/ngày. Vùng thấp (độ cao < 500

mét) có nhiệt độ > 23oC. Những vùng cao (độ cao trên 1.000m) có khí hậu mát, lạnh và ẩm quanh năm. Địa hình rất phức tạp, trong đó phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi cao trung bình, độ dốc lớn, mức độ chia cắt sâu và ngang rất mạnh, tồn Tỉnh có tới 58% diện tích với cao độ trên 800m; trên 20% diện tích cao độ từ 600 - 800m; 20% diện tích ở độ cao 300 - 600m. Cao độ dưới 300m chỉ chiếm 1,58% diện tích; hơn 90% diện tích có độ dốc trên 25o[64],[72] bị chia cắt mạnh mẽ bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Xen kẽ giữa những dãy núi cao là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng tạo ra các cánh đồng lớn. Ví dụ, cánh đồng ở xã Mường So huyện Phong Thổ, Bình Lư ở huyện Tam Đường, cánh đồng Mường Than huyện Than Uyên... thích hợp cho sản xuất lương thực, nhưng diện tích khơng lớn.

Kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu có quy mơ nhỏ so với các tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc, ngân sách chủ yếu được cấp từ ngân sách Trung ương, phương thức sản xuất của người dân chủ yếu tự cung, tự cấp. Sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ

đạo của nền kinh tế như trồng chè, cao su, chăn nuôi và các sản phẩm lâm sản ngồi gỗ. Lai Châu có trên 3500ha chè, 11.000ha cao su, đàn gia súc đạt 288,4 nghìn con. Lĩnh vực cơng nghiệp, khai khống, chế biến nơng sản kém phát triển, sản phẩm cơng nghiệp có sản xuất điện, khống sản, một số sản phẩm đặc trưng của công nghiệp Lai Châu, gồm: Sản phẩm chè, điện, quặng. Năm 2016, sản phẩm chè khô các loại đạt 4.650 tấn, đá xây dựng 655.102 m3, điện phát ra 4.890,28 triệu kwh, quặng 300 tấn. Tổng thu ngân sách của Tỉnh 1.840 tỷ đồng, bình quân thu nhập GRDP/đầu người/năm đạt 22,03 triệu đồng [69].

Ðiều kiện văn hóa - xã hội của Tỉnh cịn nhiều hạn chế, hạ tầng dịch vụ kỹ thuật thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, nhân lực lao động có trình độ qua đào tạo và kỹ năng tay nghề thấp, đội ngũ y, bác sĩ của Tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Cụ thể, tồn Tỉnh 95/96 xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, mặt đường được cứng hóa; số hộ sử dụng điện là 82.620/91.340 hộ, đạt 90,5%; có 1.395 phịng học bán kiên cố (chiếm 20,8%), 1.162 phòng học tạm (chiếm 17,7%); có 63/96 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; tỷ lệ hộ đói nghèo theo chuẩn mới 36.000/89.000 hộ, chiếm 40% [71].

Dân số Lai Châu là cộng đồng gồm 20 dân tộc cùng sinh sống, các dân tộc được chia thành các nhóm: Nhóm ngơn ngữ Tày - Thái gồm các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào, Lự, đây là nhóm dân tộc cư trú thuộc vùng sinh thái cảnh quan đai thấp (ở độ cao dưới 500 m); nhóm ngơn ngữ Việt - Mường có các dân tộc Việt, Mường; nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơ me có các dân tộc Khơ mú, Mảng, Kháng đây là cộng đồng cư trú thuộc vùng sinh thái cảnh quan đai giữa (ở độ cao 500 - 1000 m; nhóm ngơn ngữ Tạng - Miến có các dân tộc Hà Nhì, Cống, La Hủ, Si La, Phù Lá, Lơ Lơ; nhóm ngơn ngữ Hmơng - Dao có dân tộc H’Mơng và Dao và nhóm ngơn ngữ Hán có dân tộc Hoa đây là nhóm dân tộc thuộc vùng sinh thái cảnh quan rẻo cao (ở độ cao trên 1000 m)[12].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tri thức cộng đồng dân tộc thiểu số ở lai châu ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan trong thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)