Cụ thể các bước trong sơ đồ như sau:
- Bước 1, thiết kế bảng hỏi: Từ các vấn đề cần nghiên cứu, chúng tôi thiết kế xây dựng 10 nhóm câu hỏi mở tương ứng ở Vịng 1 (Phụ lục1). Các câu hỏi về tập trung khảo sát hệ thống TTCĐ sử dụng trong đánh giá tác động của khí hậu cực đoan và thiên tai; TTCĐ ứng phó khí hậu cực đoan và thiên tai trong lĩnh vực: Trồng trọt và sản xuất thực phẩm; Chăn nuôi; Tài nguyên rừng; Nhà ở và tài sản của người dân; Nguồn nước.
- Bước 2, xác định mẫu nghiên cứu: Việc lựa chọn các cá nhân tham gia điều tra dựa trên yêu cầu của Delphi trong chọn mẫu gồm: (i) Kiến thức kinh nghiệm về vấn đề được khảo sát; (ii) Năng lực và sự sẵn lòng tham gia; (iii) Đủ thời gian để tham gia vào Delphi [84]. Như đã trình bày Luận án tiến hành nghiên cứu hệ thống TTCĐ của dân tộc Hmơng, Dao, Hà Nhì, Thái và Lào đây là các dân tộc tiêu biểu, đại diện địa bàn cư trú ở hệ sinh thái đai thấp, đai lưng chừng núi và đai cao. Số lượng và đối tượng lựa chọn điều tra Luận án tiến hành tham vấn 60 thành viên, được chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm dân tộc có 12 cá nhân tham gia gồm: 02 cán bộ quản lý trong lĩnh vực tài nguyên môi trường và lĩnh vực nông nghiệp của Tỉnh và 10 người là Trưởng bản, cán bộ xã, người uy tín trong cộng đồng, trưởng dòng họ, đây là những Kinh nghiệm
Nghiên cứu
Câu hỏi khảo sát Mẫu nghiên cứu Thiết kế khảo sát vòng 1 Khảo sát vòng 1 và phân tích Thiết kế khảo sát vịng 2 Khảo sát vịng 2 và phân tích
Nghiên cứu tài liệu, Kiểm tra và tổng hợp kết quả khảo sát
Nghiên cứu tài liệu
Y kiến chuyên gia
- Bước 3. Tiến hành khảo sát vòng Delphi thứ nhất, Luận án tiến hành gửi phiếu đến các cá nhân theo danh sách đã được chúng tôi chọn lọc. Phiếu điều tra được gửi đến các cá nhân tham gia điều tra, tham vấn.
- Bước 4. Thu nhận lại các phiếu điều tra đã phát ra, chúng tôi tiến hành tổng hợp, xử lý các phương án lựa chọn của các cá nhân tham gia điều tra.
- Bước 5. Xây dựng bảng câu hỏi vòng 2, căn cứ báo cáo kết quả vòng 1, chúng tôi chuyển ý kiến, phương án lựa chọn ở câu hỏi mở ở vịng 1 sang câu hỏi đóng ở vịng 2. Các câu hỏi đóng chúng tơi sử dụng thang likert để đánh giá mức độ đồng thuận trong các câu hỏi đánh giá, các cá nhân tham gia được đề nghị xếp hạng mức độ đồng ý tương ứng với thang điểm. Điểm từ 1 (Không tác động/rất khơng đồng ý) đến 5 (Tác động nghiêm trọng/hồn tồn đồng ý). Bảng câu hỏi vịng 2 được trình bày trong Phụ lục 2).
- Bước 6. Phát phiếu và phân tích vịng 2, bảng câu hỏi được gửi đến các cá nhân tham gia nghiên cứu sau đó thu phiếu và tiến hành tổng hợp. Kết quả khảo sát Vịng 2, được chúng tơi sử dụng phần mềm SPSS tính tốn các chỉ số: điểm số trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai cho các đáp án trả lời. Kết quả tính tốn được chúng tơi phân tích đánh giá mức độ tin cậy của các cá nhân tham gia đối với nội dung cần tham vấn.
- Bước 7. Kiểm định mức độ đồng thuận, kết thúc khảo sát. Độ tin cậy được xác định bằng hệ số Kendall (W)(Schmidt,1997), hệ số tương quan Kendall có giá trị từ 0 đến 1, cơng thức tính hệ số Kendall (W): 𝑊=12S/m2 ∗(n3−n). Trong đó S là: Tổng độ lêch chuẩn bình phương; m, n làsố phần tử tương ứng của đối tượng x và y.
Bảng 2.2. Giải thích mức độ đồng thuận và mức độ tin cậy liên quan đến hệ số tương quan Kendall (W) (Schmidt,1997)
Hệ số Kendall (W) Mức độ đồng thuận Mức độ tin tưởng
1-0,7 Rất mạnh Rất cao 0,7-0,5 Mạnh Cao 0,5-0,3 Trung bình Trung bình 0,3-0,1 Yếu Thấp 0,1-0,0 Rất yếu Không Tiểu kết Chương 2
Nghiên cứu xác định, lựa chọn lý thuyết nghiên cứu, địa bàn và phương pháp nghiên cứu, Luận án đưa ra một số kết luận sau:
- Luận án đã phân tích và áp dụng lý thuyết sinh thái văn hóa, sinh thái nhân văn và sinh thái nhân văn nông nghiệp trong nghiên cứu. Văn hóa trong sản xuất và đời sống của cộng đồng DTTS ln tự điều chỉnh, thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của môi trường tự nhiên, phản ánh qua sự điều chỉnh các hành vi văn hóa để ứng xử, cải biến và cải tạo tự nhiên trong ngưỡng phục hồi, sản xuất của các hệ sinh thái để đáp ứng nhu cầu vật chất của con người và sự phát triển của hệ xã hội.
- Địa bàn tỉnh Lai Châu có nhiều tiểu vùng khí hậu, nhiều cộng đồng DTTS cư trú tạo nên sự đa dạng về văn hóa, đa dạng về hệ thống TTCĐ trong ứng phó với khí hậu cực đoan và thiên tai. Để đảm bảo tính đại diện của các tiểu vùng khí hậu, Luận án đã lựa chọn phạm vi nghiên cứu, bao gồm: Vùng sinh thái đai cao trên 800m so mực nước biển, với đối tượng là hệ thống TTCĐ của dân tộc Hmơng, Hà Nhì; Vùng sinh thái đai giữa từ 500-800, với đối tượng là hệ thống TTCĐ của dân tộc Dao; vùng sinh thái đai thấp từ 500m trở xuống, với đối tượng là hệ thống TTCĐ của dân tộc Thái, Lào.
- Luận án sử dụng đồng thời nhiều phương pháp để thu thập thông tin, dữ liệu bao gồm: (i) Phương pháp nghiên cứu tài liệu; (ii) Phương pháp phỏng vấn sâu; (iii) Phương pháp quan sát tham dự; (iv) Phương pháp điều tra xã hội Delphi. Việc sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp làm cho nguồn thông tin, dữ liệu thu thập
được bổ sung, bù đắp lẫn nhau, nâng cao tính khách quan, độ tin cậy của thơng tin trong quá trình phân tích đánh giá.
Từ cơ sở lý luận, Luận án đưa ra Khung phân tích trong Hình 2.4.