Tri thức cộng đồng trong bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tri thức cộng đồng dân tộc thiểu số ở lai châu ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan trong thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu (Trang 91 - 93)

hiệu TTCĐ trong bảo vệ tính mạng và tài sản

Số phiếu lựa chọn (N=/60) Tỷ lệ chọn lựa (%) S.1 Duy trì nhà ở truyền thống 53/60 88

S.2 Gia cố nhà ở trước mùa mưa 47/60 80

S.3 Hạn chế ngủ nương vào mùa mưa 35/60 58

S.4 Dự trữ lương thực, thực phẩm trong mùa mưa 25/60 41 Trong số 4 giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng được người dân sử dụng trong ứng phó với khí hậu cực đoan và thiên tai cho thấy giải pháp S.3 và S.4 được các cá nhân

tham gia chọn với tỷ lệ thấp, lần lượt là 41% và 58%. Các giải pháp S.1, S.2 có tỷ lệ lựa chọn cao, từ 80% đến 88%.

Các giải pháp trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng ứng phó với khí hậu cực đoan và thiên tai xác định ở Vòng 1, được đưa ra tham vấn đánh giá ở Vòng 2, tỷ lệ lựa chọn đối với từng giải pháp được trình bày trong Hình 3.8. Kết quả đánh giá đối với giải pháp S.1 là 3,83 điểm (theo thang điểm 5) và S.2 là 4,35 điểm, đây là hai giải pháp được người dân đánh giá cao. Hai giải pháp S.3 và S.4 có giá trị trung bình khá thấp, lần lượt là 2,6 điểm và 2,28 điểm.

Hình 3.8. Kết quả điều tra tri thức cộng đồng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong bảo vệ sức khỏe

Giải pháp gia cố nhà ở trước mùa mưa, S2, được các cá nhân tham gia đưa ra trong vòng 1 với tỷ lệ lựa chọn cao và kết quả đánh giá ở Vòng 2 là 4,35 điểm, dù rằng quan sát tham dự cho thấy giải pháp này rất ít người dân áp dụng. Luận án cho rằng giải pháp này là hiệu quả, được chính quyền địa phương tuyên truyền và phổ biến, tuy nhiên chỉ mới ở mức thí điểm.

Kết quả khảo sát, điều tra cho thấy, kiến trúc văn hóa nhà sàn của cộng đồng DTTS vùng đai thấp và nhà trình tường của cộng đồng DTTS vùng đai cao là hệ thống TTCĐ đã giúp nhiều thế hệ cộng đồng DTTS ứng phó hiệu quả với khí hậu cực đoan và thiên tai trong khu vực. Hệ thống tri thức đó ln vận động, điều chỉnh trong q trình giao thoa văn hóa nhà ở của các cộng đồng DTTS khác nhau và phù hợp với sự thay đổi của môi trường tự nhiên, xã hội theo hướng an tồn cho tính mạng của người dân.

3.3.2. Tri thức cộng đồng trong sản xuất lương thực, thực phẩm

Mục (3.1.2), (3.2) đã phân tích ảnh hưởng của khơ hạn, rét đậm, rét hại, lũ ống, lũ quét đến sản xuất lương, thực phẩm. Đặc điểm của sản xuất lương thực, thực

3.83 4.35 2.28 2.6 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 S.1 S.2 S.3 S.4

phẩm của cộng đồng DTTS ở Lai Châu là trên hệ sinh thái ruộng bậc thang, hệ sinh thái ruộng nước và hệ sinh thái nương đồi. Thích ứng với điều kiện của các hệ sinh thái này, cộng đồng các DTTS đã áp dụng các kỹ thuật giống, thâm canh và cải tạo đất. Hệ thống TTCĐ đã khơng ngừng được hồn thiện theo hướng cân bằng với khả năng sản xuất của các hệ tự nhiên, làm gia tăng khả năng chống chịu trước tác động của khí hậu cực đoan và thiên tai.

1) Kết quả khảo sát tham dự và phỏng vấn

- Phát triển bộ giống cây trồng địa phương

Giống cây lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Khi lĩnh vực nông nghiệp chưa ra đời, nhà nước chưa hình thành thì cộng đồng DTTS đã biết lựa chọn, tìm kiếm, khai thác lương thực, thực phẩm từ tự nhiên. Người dân đã biết chọn cây to khỏe, hạt tốt làm giống hoặc đưa về nhà trồng mang lại cho cộng đồng DTTS bộ giống chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực.

Qua khảo sát tại cộng đồng dân tộc Hmơng, Dao, Hà Nhì, Thái và Lào Luận án nhận thấy, cộng đồng các DTTS đang lưu giữ, phát triển nhiều giống cây lương thực, thực phẩm địa phương như lúa tẻ râu, khẩu ký, lúa nếp co giàng, ngô, rau cải, dưa mèo có giá trị thương phẩm cao. Bộ giống cây địa phương được thuần hóa từ tự nhiên và được thử nghiệm trong thực tiễn sản xuất. Do đó, về phương diện sinh học bộ giống địa phương là cây giống có nguồn gen trội, thích ứng cao với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực. Về phương diện kinh tế và văn hóa, bộ giống địa phương là những giống đặc sản địa phương có giá trị kinh tế cao và là yếu tố trong đời sống văn hóa khơng thể thiếu trong đời sống xã hội của cộng đồng. Kết quả điều tra của Luận án về giống cây trồng địa phương được tổng hợp trong Bảng 3.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tri thức cộng đồng dân tộc thiểu số ở lai châu ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan trong thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)