giải pháp chăn ni
mất nhiều chi phí, thời gian học hỏi. Các giải pháp đạt điểm giá trị trung bình cao khá phù hợp với năng lực, trình độ và điều kiện sản xuất của cộng đồng DTTS. Khi nhìn vào các giải pháp Bảng 3.6, nhiều người sẽ cho rằng một số giải pháp người dân sử dụng là giải pháp do các cán bộ khuyên nông hướng dẫn người dân, chứ không phải TTCĐ. Tuy nhiên, đặc trưng của TTCĐ khơng ngừng bổ sung, hồn thiện thích ứng với mơi trường tự nhiên, xã hội và tiến hóa cùng với sự thay đổi của mơi trường tự nhiên, khơng gian văn hóa, kinh tế xã hội cụ thể trong quá trình hình thành và phát triển, do đó tri thức bên ngồi ngồi sau khi giao thoa với văn hóa cộng đồng được người dân tiếp thu và sử dụng thuần thục tri thức bên ngoài sẽ trở thành TTCĐ của
1.7 3.66 3.58 2.17 4.43 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 C.1 C.2 C.3 C.4 C.5
cộng đồng DTTS. Bởi, các giải pháp này đã giúp người dân giảm thiểu những tác động, rủi ro, duy trì khả năng sinh trưởng và phát triển đàn gia súc trong điều kiện khí hậu cực đoan và thiên tai tác động đến hoạt động chăn nuôi của cộng đồng.
3.3.4. Tri thức cộng đồng trong quản lý, khai thác nguồn nước
Đánh giá tác động của khí hậu cực đoan và thiên tai đến nguồn nước trong mục (3.1.4), (3.2) cho thấy: khơ hạn, nắng nóng kéo dài là nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng DTTS ở Lai Châu. Trên địa bàn Tỉnh tình trạng khơ hạn gay gắt thường xuất hiện vào mùa khô, từ tháng I đến tháng IV, do lượng mưa ít hoặc khơng có mưa kéo dài. Ứng phó với những khó khăn về nguồn nước, nghiên cứu đã phát hiện người dân có nhiều giải pháp để quản lý, khai thác hiệu quả bền vững nguồn nước.
1) Kết quả khảo sát tham dự và phỏng vấn
Nghiên cứu, xác định hệ thống TTCĐ trong quản lý và khai thác nguồn nước trong cộng đồng DTTS ứng phó nắng nóng, khơ hạn kéo dài ở khu vực, Luận án phát hiện người dân tộc Thái, Hà Nhì sử dụng một số kỹ thuật khai thác, phương thức quản lý nguồn nước khá đặc trưng, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa của cộng đồng, đó là:
- Kỹ thuật “Cọn nước”
Nguồn nước cung cấp cho hệ sinh thái ruộng bậc thang, hệ sinh thái ruộng nước chủ yếu là nhờ nước mưa và nguồn nước được dẫn từ các khe trên núi bằng hệ thống kênh, mương truyền thống của cộng đồng. Do đó, hệ sinh thái ruộng nước, ruộng bậc thang của cộng đồng phần lớn một năm sản xuất một vụ lúa hè – thu, bắt đầu từ tháng 5 và thu hoạch vào tháng 9, tháng 10. Khi vụ hè – thu kết thúc, chỉ một phần diện tích được người dân trồng ngơ đơng – xn, diện tích cịn lại để đất trống. Nhằm cải tạo diện tích đất lúa một vụ lên hai vụ, cộng đồng người dân tộc Thái đã sáng tạo kỹ thuật “ cọn nước” để đưa nước từ suối lên ruộng phục vụ sản xuất.
Kỹ thuật làm “cọn nước” ghi nhận tại cộng đồng dân tộc Thái bản Nà Khương- xã Bản Bo huyện Tam Đường. Bản Nà Khương có 64 hộ dân, gần bản có diện tích 10 ha ruộng chỉ sản xuất được một vụ lúa hè - thu. Bên cạnh đó, dưới chân ruộng là
dịng chảy của suối Nậm Mu khá thấp, nhưng khơng thể tạo dịng chảy tự nhiên dẫn nước vào ruộng để sản xuất vụ lúa đông - xuân.
Để cải tạo đất trồng một vụ lúa tăng lên hai vụ lúa, người dân tận dụng lực dòng chảy để sáng tạo “Cọn nước”, đưa nước từ suối lên ruộng. “Cọn nước” được làm bằng tre có hình dáng giống như chiếc “vành xe đạp” với đường kính khoảng 3,5- 4m, trên thành ngồi gắn các ống tre để chứa nước, q trình guồng nước xoay theo dòng chảy làm các ống tre chứa nước đổ vào máng dẫn nước vào ruộng. Người dân làm “Cọn nước” vào tháng XI để cung cấp nước tưới 10 ha ruộng nước trong suốt thời gian sản xuất vụ lúa xuân - hè, tháng V mùa mưa đến phần lớn các “Cọn nước” bị nước lũ cuốn trơi, số ít được người dân thu dọn mang về tận dụng làm củi đốt cho sinh hoạt gia đình. Như vậy, chỉ bằng những vật liệu sẵn có tại cộng đồng người dân đã sáng tạo “Cọn nước” cải tạo thành công đất một vụ lúa thành đất hai vụ lúa, điều này khẳng định điều kiện mơi trường có khắc nghiệt đến đâu, cộng đồng đều có giải pháp để thích ứng cho cuộc sống và sản xuất.
Hằng năm vào đầu tháng 11 người dân trong bản góp cơng sức làm “Cọn nước”. Năm 2017 bản làm 36 “Cọn nước” cung cấp thừa nước tưới cho 10 ha lúa vụ xuân ở bản, ngoài cung cấp nước tưới cho lúa, hệ thống các “Cọn nước” trên suối tạo ra cảnh quan lý thú, thu hút khá đông khách du lịch, tạo ra cơ hội cho người dân trao đổi sản phẩm nông sản và thủ cơng đặc trưng của vùng qua đó tạo thêm thu nhập cho người dân (N.V.H cán bộ xã Bản Bo).
Kỹ thuật lấy nước suối bằng hệ thống “Cọn nước” dựa trên kết quả tìm hiểu và nắm rõ quy luật dòng chảy và thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm những giải pháp đã làm qua nhiều năm áp dụng. Thực tiễn cho thấy, kỹ thuật này đã đáp ứng nhu cầu nước sản xuất lương thực và làm tăng vụ cho hệ sinh thái ruộng nước của cộng đồng. Điều này có thể khẳng định kỹ thuât “Cọn nước” giúp cộng đồng giải quyết tốt vấn đề nguồn nước phục vu sản xuất và cuộc sống trong điều kiện khí hậu cực đoan và thiên tai tại cộng đồng.
Kết quả khảo sát cho thấy, cộng đồng đã biết dựa vào điều kiện tự nhiên tận dụng nguyên liệu sẵn có tại cộng đồng, thiết kế “Cọn nước” để khai thác nguồn nước từ suối cải tạo nâng cao khả năng sản xuất của hệ sinh thái ruộng nước từ một vụ lên hai vụ. Thêm nữa, sự khai thác nguồn nước của cộng đồng bằng hệ thống “Cọn nước” khơng ảnh hưởng đến dịng chảy, do vậy đây là phương pháp khai thác bền vững nguồn nước trong khu vực. Mặt khác, hệ thống “Cọn nước” đã tạo nên cảnh quan sinh động, kỳ thú cho khu vực thu hút khách du lịch đến thăm quan, thúc đẩy trao đổi hàng hóa tại cộng đồng.
- Quản lý hệ thống thủy lợi theo phương thức cộng đồng tự quản
Như đã nêu, người Hà Nhì ở vùng sinh thái đai cao đã phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái ruộng bậc thang trong khu vực. Một năm người dân sản xuất chỉ một vụ lúa hè – thu, nguồn nước cho sản xuất được lấy từ nguồn nước mưa và nguồn nước dẫn từ các khe trên núi. So với với các dân tộc láng giềng khác, người Hà Nhì là cộng đồng nổi tiếng tài ba trong việc đào mương quanh co trên núi, dẫn nước vào ruộng [6]. Bởi phương thức sản xuất lương thực thực phẩm gắn với điều kiện địa hình núi cao, do vậy người Hà Nhì ở Lai Châu rất giỏi đào mương quanh qua nhiều dãy núi để dẫn nước vào ruộng bậc thang của gia đình và cộng đồng.
Khảo sát tại cộng đồng, Luận án nhận thấy kỹ thuật quản lý kênh mương của người Hà Nhì ở bản Pa Thắng và bản Gị Khà xã Thu Lũm, nơi có hệ thống mương dẫn nước dài khoảng 4km chạy quanh các chân núi. Đây là hệ thống mương dẫn nước của cộng đồng dài nhất còn tồn tại ở xã Thu Lũm, phục vụ sản xuất cho hệ sinh thái ruộng bậc thang trong khu vực, do người dân tự đào và tự quản lý khai thác. Vào vụ sản xuất, nước ở khe trên núi được dẫn vào ruộng ở bậc cao nhất, ở cuối mỗi bậc ruộng người dân đặt ống bương để dẫn nước xuống ruộng bậc dưới, ống bương dẫn nước ở ruộng bậc dưới được đặt chéo góc với vị trí ống bương ở ruộng bậc trên cho đến ruộng ở bậc thang cuối cùng. Điều đặc biệt là, gắn liền với hệ thống mương dẫn nước sản xuất của người Hà Nhì là phương thức cộng đồng tự quản để quản lý, khai thác hệ thống mương của cộng đồng. Đây là văn hóa ứng xử giữa các cá nhân trong cộng đồng để đào đắp, tu sửa hệ thống mương và điều tiết nguồn nước.
Để duy trì hệ thống mương, mỗi một hộ gia đình có diện tích ruộng cùng chung con mương nước lập thành một nhóm và bầu ra một người để trông nom, điều tiết nguồn nước cho các hộ gia đình. Nếu có trâu bị đi qua gây sụt lún làm tắc dòng chảy người quản lý chủ động khắc phục, nếu con mương bị hư hại lớn sẽ thơng báo và huy động mỗi gia đình cắt cử một cá nhân tham gia để sửa chữa khắc phục. Để nâng cao trách nhiệm cho người quản lý, mỗi gia đình một năm phải nộp thóc cho người quản lý, số lượng thóc đóng góp phụ thuộc vào diện tích trồng lúa lớn hay nhỏ của từng gia đình, trung bình mỗi năm người quản lý thu được khoảng 4 triệu đồng/ năm,
Phó Chủ tịch xã cũng là người của bản Gị Khà)
Sự tồn tại của hệ thống mương dẫn nước của người Hà Nhì, thể hiện người dân, cộng đồng đã biết lợi dụng điều kiện tự nhiên “chân núi”, “nước ở các khe” thiết kế hệ thống mương dẫn nước chạy quanh chân núi, chia sẻ nguồn nước đảm bảo hài hòa nhu cầu nguồn nước giữa các gia đình trong cộng đồng để hệ sinh thái ruộng nước của khu vực đủ điều kiện sản xuất. Một điều nữa, Luận án nhận thấy là cách thức cộng đồng tự quản bằng luật tục do chính người dân trong cộng đồng xây dựng và cam kết thực hiện dựa trên những tập quán văn hóa trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng làm cho phương thức cộng đồng tự quản phát huy hiệu quả trong quản lý, khai thác bền vững nguồn nước sinh hoạt, sản xuất.
Điều kiện tự nhiên, xã hội ở bản Nà Khương, bản Gò Khà, Pa Thắng việc áp dụng giải pháp kỹ thuật hiện đại tác động vào hệ sinh thái ruộng nước, ruộng bậc thang khó khả thi và khơng hiệu quả về kinh tế. Ví dụ, khơng thể sử dụng máy bơm cho ruộng bậc thang, hoặc sử dụng giải pháp bê tơng hóa hệ thống kênh mương cho hệ sinh thái rng bậc thang, ruộng nước. Trong khi đó “tính thực tiễn” của TTCĐ thể hiện trong giải pháp kỹ thuật, cộng nghệ “cọn nước”, “cộng đồng tự quản” được người dân sử dụng tác động mà không ảnh hưởng đến khả năng cung cấp của nguồn nước trong khu vực.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn nước bằng luật tục
Hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn ở tỉnh Lai Châu được thực hiện qua kênh nhà nước đầu tư lắp đặt, hiện nay có 804 cơng trình cấp nước sinh hoạt nơng thơn, số cơng trình cịn hoạt động tốt là 367 cơng trình chiếm 76%, cịn lại 208 cơng trình đã bị hư hỏng khơng hoạt động [59]. Để duy trì nguồn nước sản xuất, sinh hoạt cho cộng đồng, người dân hiểu rõ vai trò giữ nước của rừng “còn rừng là còn nước”, điều này được thể hiện rõ trong luật tục của cộng đồng, quy định các hành vi ứng xử của các cá nhân để bảo vệ rừng đầu nguồn nước, phân phối, quản lý nguồn nước đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng.
Nghiên cứu về luật tục của cộng đồng DTTS các học giả đều cho rằng, Luật tục là một hình thức tồn tại của TTCĐ của các DTTS, quy định cách ứng xử của cộng đồng với tài nguyên thiên nhiên và quản lý cộng đồng [41]. Nghiên cứu luật tục của DTTS chỉ ra, trong hệ xã hội luật tục đang hỗ trợ tích cực cho hệ thống luật pháp thúc đẩy xã hội phát triển, đồng thời góp phần củng cố, gắn kết các thành viên trong cộng đồng, tạo cơ sở cho việc xây dựng cuộc sống, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao nhân cách con người [35].
Luật tục của cộng đồng DTTS ở Lai Châu sử dụng quản lý rừng đầu nguồn nước thể hiện các nguyên tắc xử sự mang tính dân gian, quy định mối quan hệ ứng xử của con người với hệ sinh thái rừng, giữa con người với con người trong cộng đồng. Các nguyên tắc trong luật tục thể hiện ý chí của cả cộng đồng, được các cá nhân thực hiện một cách tự giác, theo thói quen, nhưng vẫn có tính cưỡng chế và bắt buộc đối với những ai khơng tn theo. Ví dụ, Luật tục bảo vệ rừng đầu nguồn nước của cộng đồng người Lào ở xã Bản Giang huyện Tam Đường đã quy định: Cấm chặt phá cây, khai thác bừa bãi trong khu rừng đầu nguồn nước, để khu rừng luôn xanh giữ nước tốt; cấm chăn thả gia súc, cấm đi vệ sinh trên khu vực rừng đầu nguồn nhằm hạn chế ô nhiễm nước đầu nguồn; không được phép phát nương gần khu vực rừng đầu nguồn và làm nhà gần khu vực đó vì có thể làm đất đá bẩn đổ xuống khu vực đầu nguồn gây đục nguồn nước. Những người vi phạm các quy định của bản bị phạt tiền
từ 200.000 đồng trở lên tùy theo mức độ nặng nhẹ căn cứ mức độ thiệt hại gây ra đối với rừng, nếu tái diễn sẽ bị phạt gấp đôi giá trị lần phạt trước.
Nhìn các quy tắc xử sự mang tính dân gian, địa phương mà người dân đưa ra trong quản lý rừng đầu nguồn nước, khiến chúng ta có cảm giác vụn vặt, thiếu tính bao qt, khơng khoa học và có phần lạc hậu [62]. Tuy nhiên, đặt những quy tắc xử sự của luật tục trong bối cảnh cụ thể của từng cộng đồng DTTS lại phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa và trình độ của các cá nhân trong cộng đồng đó. Điều này, làm cho luật tục được người dân thực hiện nghiêm túc khi ứng xử với hệ sinh thái rừng, nguồn nước.
Luật tục của cộng đồng phát huy tính cộng đồng [53] (mọi người cùng tham gia xây dựng và chấp hành), tính nhân bản và hợp lý (đề cao trách nhiệm, hình phạt có lý có tình). Rõ ràng, ở cấp cộng đồng người dân đang sử dụng luật tục để quản lý rừng đầu nguồn nước hiệu quả, sự kết hợp giữa luật tục và pháp luật chắc chắn sẽ nâng cao hiệu lực trong quản lý bảo vệ rừng, vấn đề bảo vệ tài ngun và mơi trường của quốc gia sẽ có hiệu quả hơn, khuyến khích được mọi người dân hưởng ứng tham gia [41].
2) Kết quả điều tra theo phương pháp Delphi
Nghiên cứu tiến hành tham vấn các cá nhân tham gia bằng phương pháp Delphi để đánh giá, xác định hệ thống TTCĐ người dân sử dụng trong khai thác quản lý nguồn nước, kết quả nghiên cứu điều tra Vòng 1, các cá nhân tham gia điều tra đã đưa ra 4 giải pháp thể hiện trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tri thức cộng đồng trong khai thác quản lý nguồn nước
Ký
hiệu Giải pháp TTCĐ khai thác quản lý nguồn nước
Số phiếu lựa chọn (N=/60) Tỷ lệ chọn lựa (%)
N.1 Bảo vệ rừng đầu nguồn nước bằng luật tục. 58/60 97 N.2 Quản lý hệ thống thủy lợi bằng luật tục. 51/60 85 N.3 Phân phối, chia sẻ nguồn nước luật tục của cộng đồng. 33/60 55 N.4 Kỹ thuật làm guồng cung cấp nước tưới cho cây trồng 53/60 88
Bảng 3.7 cho thấy giải pháp N.3 có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất (55%), giải pháp này có thể chưa thể hiện rõ hiệu quả hay ít được áp dụng trong cộng đồng, các giải pháp N.1, N.2 và N.4 là những giải pháp được các cá nhân tham gia lựa chọn với tỷ lệ cao trên 80%.
Nghiên cứu tiến hành tham vấn các cá nhân tham gia đánh giá Vòng 2 các giải pháp đã được các cá nhân tham gia đưa ra ở Vòng 1. Kết quả tham vấn được Luận án tổng hợp trong Hình 3.11, cho thấy, giải pháp giá trị trung bình thấp N.3