Trên cơ sở phân tích các lý thuyết về kinh tế và pháp luật cùng với việc sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu hiện đại, cách tiếp cận giữa lĩnh vực kinh tế và luật, luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
Về mặt lý luận:
Thứ nhất: Luận án đã xây dựng và bổ sung vào hệ thống lý luận khái niệm về
hoạt động sử dụng vốn của NHTM Việt Nam tại mục 2.1.2.1 của luận án này, làm rõ nội hàm và hình thức của pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM Việt Nam tại mục 2.3 của luận án này.
Thứ hai: luận án đã phân tích và chứng minh tính đặc thù về vốn của NHTM so
với vốn của các chủ thể kinh doanh khác trong nền kinh tế tại mục 2.1.1 của luận án. Từ đó, nghiên cứu sinh nhấn mạnh tính cần thiết phải có các quy định đặc thù của pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM Việt Nam.
Thứ ba: Nghiên cứu sinh đã tổng hợp và phân tích các nguyên tắc cần phải được
tuân thủ trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM tại mục 2.1.2.3 của luận án để làm nền tảng cho việc đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Luận án đã xác định khi can thiệp vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM, nhà nước nên thực hiện trên 2 nguyên tắc sau: nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tương hợp. Theo đó, nguyên tắc hỗ trợ là tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn và hoạt động của NHTM hiệu quả hơn; nguyên tắc tương hợp là phải sử dụng những biện pháp nào phù hợp với thị trường và nền kinh tế Việt Nam để thúc đẩy hoạt động sử dụng vốn của NHTM hiệu quả hơn.
Thứ tư: Luận án đã đưa ra gợi ý về các tiêu chí để NHNN căn cứ vào để xem
xét việc chấp thuận cho NHTM góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác tại mục 3.5.2 của luận án này.
Thứ năm, luận án làm rõ cấu thành tội phạm và hình phạt liên quan đến hoạt
động sử dụng vốn của NHTM.
Thứ sáu: Luận án đã xác định các luận cứ khoa học, đề xuất các giải pháp cụ thể
phù hợp với điều kiện của Việt Nam để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các NHTM hoạt động, cho cơ quan hữu quan trong việc kiểm tra, giám sát tại mục 3.5 (các bất cập và kiến nghị liên quan quy định về hoạt động sử dụng vốn của NHTM để cấp đầu tư) và 4.5 (các bất cập và kiến nghị liên quan quy định về hoạt động sử dụng vốn của NHTM để cấp tín dụng)
Về mặt thực tiễn:
Trên cơ sở phân tích việc các án lệ hiện nay ở Việt Nam, nghiên cứu sinh nhận thấy phần lớn các án lệ hiện hành chỉ liên quan đến ngành luật dân sự, hình sự, liên quan rất ít đến lĩnh vực tài chính NH và khơng có án lệ cụ thể nào về hoạt động sử dụng vốn của NHTM.
Kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn:
Kết hợp kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM.
Đầu tiên, nghiên cứu sinh kiến nghị nghiên cứu, phân tích và đưa kết quả xét xử của vài bản án ở Việt Nam và trên thế giới liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM để làm án lệ. Cụ thể, nghiên cứu sinh đề xuất đưa kết quả xét xử một vụ án liên quan đến bị cáo Phạm Công Danh để tạo nên án lệ liên quan đến một câu hỏi pháp lý đã được nêu ra tại phiên tòa xét xử: vi phạm các quy định nội bộ của NHTM có bị xem là vi phạm pháp luật hay không?. Ngồi ra, nghiên cứu sinh cịn kiến nghị nghiên cứu thêm án lệ liên quan đến việc bồi thường thiệt hại cho môi trường khi đầu tư, cấp vốn và có liên đới trực tiếp đến một dự án gây ô nhiễm (vụ việc liên quan đến tập đồn tài chính Fleet Factors); án lệ để hướng đến giải thích thế nào là những lĩnh vực kinh doanh khác của các NHTM.
Kế đến, nghiên cứu sinh kiến nghị nâng mức vốn pháp định cho các NHTM; kiến nghị hạn chế và hướng tới gỡ bỏ các biện pháp can thiệp hành chính khơng cần thiết đối với hoạt động sử dụng vốn của các NHTM, hướng đến việc nhà nước chỉ nên quản lý hoạt động sử dụng vốn của các NHTM ở tầm vĩ mô và một số kiến nghị cụ thể khác liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động cấp tín dụng như đã phân tích tại cuối chương 3 và chương 4.