2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng pháp luật liên quan hoạt động sử dụng vốn
2.4.1. Tiêu chí đảm bảo tính hiệu quả
Theo tác giả Nguyễn Minh Đoan và Vũ Trọng Lâm, các tiêu chí đánh giá hiệu quả của pháp luật bao gồm 5 yếu tố143: (i) Xem xét trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội khi pháp luật cần đánh giá hiệu quả chưa điều chỉnh, (ii) Những mục đích, yêu cầu và định hướng của pháp luật cần đánh giá hiệu quả, (iii) Chất lượng của pháp luật cần đánh giá hiệu quả, (iv) Những kết quả, biến đổi thực tế đạt được do sự tác động của pháp luật cần đánh giá hiệu quả mang lại, (v) Mức chi phí để đạt được kết quả (biến đổi thực tế)
Chủ trương hiện nay của nhà nước đang hướng dịng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giảm thiểu dịng vốn tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất. Khi hướng dịng vốn tín dụng vào sản xuất kinh doanh, Chính phủ và NHNN đã chỉ đạo các NHTM ưu tiên cho vay khởi nghiệp. Số liệu của Ủy ban giám sát tài chính cho thấy trong năm 2017, cơ cấu tín dụng theo ngành nghề chuyển biến tích cực: Tín dụng vào các ngành công nghiệp, thương mại và hoạt động dịch vụ tăng 21,8% so với năm 2016, chiếm 78,4% tổng tín dụng (năm 2016 chiếm 77,8%); Tín dụng vào lĩnh vực nơng nghiệp tăng khoảng 18,7% (chiếm 8,11% tổng tín dụng); Tín dụng vào hoạt động kinh doanh BĐS và xây dựng tăng 12,2% so với năm 2016, chiếm 15,8% trong tổng tín dụng (năm 2016 là 17,1%)144. Như vậy, khi xem xét ở tiêu chí thứ 4 (Những kết quả, biến đổi thực tế đạt được do sự tác động của pháp luật cần đánh giá hiệu quả mang lại), Việt Nam cần quy định hướng dòng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh như định hướng của Chính phủ và NHNN.
143 Nguyễn Minh Đoan, Vũ Trọng Lâm (2017), tlđd 54, tr 40-68
144 Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2018), “Báo cáo tình hình tình kinh tế - tài chính tháng 02 và 2 tháng đầu năm 2018”, [http://nfsc.gov.vn/bao-cao-giam-sat/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-thang-2-va-2-thang-dau-nam-2018], truy cập ngày 27-02-2018, tr.13