Luận án là một cơng trình nghiên cứu một cách tổng quát về pháp luật liên quan đến các hoạt động sử dụng vốn của các NHTM. Luận án có nhiều nội dung mà các cơng trình nghiên cứu trước đó chưa đề cập hoặc đề cập chưa sâu. Tính đến thời điểm viết xong luận án này, luận án là cơng trình cứu khoa học ở cấp độ tiến sĩ mà vừa có sự kết hợp đầy đủ cách tiếp cận kinh tế và pháp lý trong việc nghiên cứu về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Luận án hướng đến việc tiếp nhận pháp luật nước ngồi một cách có chọn lọc để đưa ra những kiến nghị cụ thể, rõ ràng liên quan đến khung pháp lý về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM đến cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý Nhà nước. Trong luận án này, nghiên cứu sinh dự kiến trình bày các kết quả nghiên cứu về các vấn đề sau:
Thứ nhất, luận án phân tích các nguyên tắc liên quan đến hoạt động sử dụng vốn
của NHTM.
Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu: Các nguyên tắc liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM sẽ là nền tảng và định hướng để nghiên cứu sinh đưa ra các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM.
Thứ hai, luận án sẽ làm rõ khái niệm pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của
NHTM, phân tích các thành phần chính trong pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM và hình thức của pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM.
Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu: Thiết kế khái niệm chính thức về hoạt động sử dụng vốn của NHTM để xác định khung pháp luật về hoạt động này.
Thứ ba, luận án sẽ nhận định, lý giải, phân tích, bình luận các quy định hiện hành
về hoạt động sử dụng vốn để đầu tư, cấp tín dụng.
Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu: Việc nhận định, phân tích, lý giải, bình luận này sẽ là cơ sở để phát hiện ra các bất cập, hạn chế, chồng chéo, chưa phù hợp của pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM liên quan đến đầu tư và cấp tín dụng.
Thứ tư, luận án đối chiếu, so sánh quy định hiện hành của Việt Nam về hoạt động đầu tư, cấp tín dụng của NHTM với các quy định hiện hành, kinh nghiệm của một số quốc gia, thơng lệ quốc tế trong hoạt động có liên quan.
Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở so sánh, đối chiếu pháp lý giữa các quốc gia, nghiên cứu sinh có những đề xuất, kiến nghị những quy định phù hợp để cân bằng giữa nhu cầu có lợi nhuận hợp lý của các NHTM mà vẫn đạt được sự an toàn trong hoạt động sử dụng vốn của các NHTM
Thứ năm, luận án trình bày các định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động
sử dụng vốn của NHTM.
Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu: Các định hướng này dựa trên nguyên tắc về hoạt động sử dụng vốn của NHTM, các chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam, các
nguyên lý kinh tế, các lý thuyết kinh tế, các học thuyết pháp lý và cách tiếp cận kinh tế luật. Các định hướng này là sợi chỉ đỏ để sẽ giúp cho việc đề xuất hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM được đúng hướng, không trái với các chủ trương, đường lối, nguyên tắc đã và đang tồn tại, phù với với xu thế phát triển chung.
Thứ sáu, luận án đề xuất phương hướng hồn thiện cơ cấu tín dụng, cơ cấu đầu
tư của các NHTM, cách thức để thực hiện quy định về việc cấp tín dụng cho các dự án đáp ứng yêu cầu về môi trường, cách thức phân định giữa tín dụng tiêu dùng và tín dụng cho kinh doanh BĐS.
Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu: Việc thực hiện luận án này nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Nghiên cứu sinh có kỳ vọng góp phần kiến nghị giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn như quy định về đầu tư và cấp tín dụng chưa phù hợp để các NHTM nhằm gia tăng sự an toàn và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng vốn của NHTM.
Bên cạnh kết quả đó, luận án này hướng đến đạt được các kết quả nghiên cứu sau:
Kết quả mang tính học thuật
Luận án sẽ xây dựng các luận cứ khoa học, hình thành mơ hình lý thuyết cho việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động sử dụng vốn của NHTM, xem xét, phân tích hoạt động sử dụng vốn của NHTM dưới góc độ các quan hệ kinh tế và pháp lý.
Luận án này dự kiến là nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên và những ai có quan tâm trong việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực này. Các kết quả nghiên cứu của luận án được kỳ vọng sẽ có giá trị tham khảo thêm cho các nghiên cứu sinh, những học viên cao học, các sinh viên đại học sau này.
Kết quả mang tính ứng dụng
- Luận án sẽ nhận diện mức độ can thiệp phù hợp của nhà nước vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM.
- NHNN sẽ kiểm soát hiệu quả mức cung ứng tiền tệ và tín dụng phục vụ mục tiêu chung của quốc gia.
- Các NHTM sẽ có được cơ sở pháp lý ổn định về hoạt động sử dụng vốn để tuân thủ, để xây dựng cơ chế kiểm sốt nội bộ tương thích.
- Các cơ quan nhà nước có thể tham khảo để bổ sung, sửa đổi, ban hành các quy định cho phù hợp.
- Các cơ quan nhà nước có thể tham khảo khi tiến hành việc kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn của các NHTM
- Các NHTM có thể tham khảo để áp dụng trong hoạt động quản trị hoạt động sử dụng vốn của chính các NHTM
Hơn thế nữa, những điểm bất cập và những kiến nghị hoàn thiện mà tác giả đưa ra trong đề tài sẽ có ý nghĩa trong q trình xem xét, bổ sung và hoàn thiện các chế định pháp lý nhằm kiểm sốt các hoạt động góp vốn, mua cổ phần một cách có hiệu quả trên thực tế, góp phần trong quản lý Nhà nước về hoạt động các NHTM, đồng thời bảo vệ sự an toàn của các NHTM.
Luận án này được kỳ vọng sẽ thực sự rất có ý nghĩa thực tiễn và khoa học, là tài liệu tham khảo cho những cá nhân cùng có quan tâm đến chủ đề này
Kết luận chương 1
Về tính cấp thiết, hoạt động sử dụng vốn của NHTM luôn nhận được sự quan tâm của nhà nước, các NHTM và của toàn xã hội. Đặc biệt, trong tình hình mới và xu thế hội nhập quốc tế, tính cấp thiết này trở nên rõ ràng hơn.
Trong chương 1, nghiên cứu sinh đã nêu và phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án, trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài luận án, đặt ra các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu tại chương 1 cho thấy các cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài phần lớn chưa tập trung nghiên cứu riêng về pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM tại Việt Nam. Các cơng trình đã qua chủ yếu chỉ giải quyết một số khía cạnh kinh tế và pháp luật liên quan đến từng hoạt động sử dụng vốn của các NHTM tại Việt Nam, hoặc chỉ đề cập đến pháp luật Việt Nam và chưa tham khảo kinh nghiệm nước ngồi và/ hoặc ngược lại. Nhiều cơng trình nghiên cứu chưa có sự nghiên cứu một cách hệ thống, tập trung riêng về pháp luật liên quan đến chính hoạt động sử dụng vốn của NHTM tại Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu “Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam” sẽ vừa có tính kế thừa các cơng trình nghiên cứu trước vừa mang tính đặc thù do có sự kết hợp giữa lĩnh vực luật, kinh tế và đặt trong bối cảnh tình hình mới trên cơ sở đảm bảo sự cân bằng quyền lợi của NHTM, của người dân, người gửi tiền và nhu cầu kiểm soát của nhà nước.
Việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam” sẽ kết hợp cách tiếp cận kinh tế, chính sách và pháp lý để phân tích, bình luận, đánh giá và có một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM.
Nghiên cứu sinh xác định việc thực hiện luận án này nhằm trình bày các kết quả nghiên cứu về pháp luật liên quan hoạt động sử dụng vốn của NHTM, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM, góp phần kiến nghị giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn như đầu tư và cấp tín dụng chưa đúng của các NHTM nhằm gia tăng sự an tồn và giảm thiểu rủi ro trong q trình sử dụng vốn của NHTM. Luận án hướng về phân tích các quy định pháp lý hiện hành, kiến nghị thay đổi, cập nhật, hồn thiện, gợi ý giải thích mới hoặc thay thế bằng những quy định phù hợp hơn. Trong phạm vi luận án, nghiên cứu sinh không đi sâu nghiên cứu các hoạt động về cấp dịch vụ của các NHTM mà chỉ tập trung vào hai mảng hoạt động chính của NHTM là cấp tín dụng và đầu tư, khơng tập trung nghiên cứu các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM.
Trong số các phương pháp được sử dụng trong luận án, phương pháp so sánh được thực hiện khơng chỉ nhằm mục đích tham khảo kinh nghiệm trong phạm vi của vài
quốc gia như Mỹ, Thụy Sĩ và Trung Quốc mà của những quốc gia khác khi cần thiết. Việc nghiên cứu các quy định pháp lý của các quốc gia về hoạt động sử dụng vốn sẽ được thực hiện theo từng mảng vấn đề, khơng trình bày theo từng quốc gia. Phương pháp này được thực hiện trong tất cả các chương trong luận án, đặc biệt khi cần đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM.
CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN VÀ ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Lý luận về hoạt động sử dụng vốn của NHTM 2.1.1. Lý luận về vốn của ngân hàng thương mại
Theo từ điển tiếng Việt thì vốn là tổng thể nói chung những tài sản được bỏ ra lúc đầu, thường biểu hiện bằng tiền, dùng trong sản xuất, kinh doanh nói chung trong hoạt động sinh lợi67. Theo Thomas Piketty68, vốn được định nghĩa là tổng số tài sản có thể được sở hữu và trao đổi trên một số thị trường. Vốn bao gồm tất cả các hình thức BĐS (bao gồm cả BĐS dùng để ở) cũng như vốn tài chính và chun mơn (nhà máy, cơ sở hạ tầng, máy móc, bằng sáng chế, v.v.) được các cơng ty và cơ quan chính phủ sử dụng. Như vậy, vốn bao gồm các tài sản dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và có nhiều hình thức thể hiện như động sản, BĐS, tiền, vốn tài chính. Theo quan điểm của Mark, “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Nhưng quan niệm của Mark mới chỉ đề cập đến giá trị thặng dư từ khu vực sản xuất vật chất, trong khi ở các lĩnh vực khác như NH thì vẫn tạo ra giá trị thặng dư. Như vậy, vốn và tài sản vẫn có điểm khác nhau. Vốn được sử dụng để đầu tư, kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận, giá trị thặng dư. Trong khi tài sản là là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (Điều 105 BLDS năm 2015), là những đối tượng mà một chủ thể cụ thể được quyền sở hữu.
Phân tích trên liên quan đến khái niệm chung về vốn của các loại hình doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực NH, vốn có những khái niệm, những ý nghĩa riêng và chức năng mang tính đặc thù xét dưới góc độ kinh tế, pháp lý, kế toán và nguồn gốc.
Về mặt kinh tế, trong hoạt động NH, vốn được hiểu là toàn bộ giá trị tiền tệ mà
NH huy động và tạo lập được để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lợi69. Vốn của NHTM, đặc biệt là vốn huy động từ công chúng có tính chất hai chiều ngược nhau: được gửi vào NHTM và được dùng để cấp tín dụng cho các chủ thể khác hoặc cho chính chủ thể gửi tiết kiệm vào NHTM.
Về mặt pháp lý, mối quan hệ giữa vốn tự có, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu có thể
được thể hiện như sau:
67 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1988), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.1161
68 Thomas Piketty (translated by Arthur Goldhammer), Capital of the first twenty century, The Belknap Press of
Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts London, England, 2014, p. 46.
69 Lê Hải Trung (2014), “Làm rõ khái niệm vốn kinh tế và vai trò trong hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Tạp chí ngân hàng số 11, tháng 6/2014, tr.16
Theo Điều 4 Luật các TCTD năm 2010, vốn tự có = [vốn điều lệ (vốn của các chủ sở hữu và được ghi vào điều lệ của NHTM) + các quỹ dự trữ+ các tài sản nợ khác theo quy định].
Như vậy, vốn tự có bao gồm vốn chủ sở hữu cộng với một số tài sản nợ, các quỹ dự trữ. Vốn tự có là cơ sở để tính tốn các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.
Theo Điều 8 Thông tư số 36/2014/TT-NHNN70, vốn tự có= vốn cấp 1+ vốn cấp 2- các khoản phải trừ theo quy định.
Theo các tiêu chuẩn của Basel 3 (sẽ thực hiện đầy đủ vào ngày 1/1/2019) thì từng chỉ tiêu về vốn của NH sẽ theo lộ trình như sau:
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5% 4.0% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5%
Vốn đệm dự phòng 0,625% 1.25% 1,875% 2,5%
Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5% 5,5% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0%
Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8%
( Bảng số 1: các tiêu chuẩn của Basel 3)71
Về kế toán, theo quy định tại Điều 66 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC, ngày
22- 12-2014, hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, hiệu lực từ ngày 5-2-2015, vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp cịn lại thuộc sở hữu của các cổ đơng, thành viên góp vốn (chủ sở hữu). Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như: Vốn góp của chủ sở hữu; Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; Chênh lệch đánh giá lại tài sản. NHTM cũng là một loại hình doanh nghiệp nên vẫn phải tuân theo quy định trên. Cụ thể hơn, “vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của doanh nghiệp trừ (-) đi nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán gồm vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỉ giá hối đoài và chênh lệch đánh giá lại tài sản” 72. Thông thường, vốn chủ sở hữu cao hơn vốn điều lệ (Xem Phụ lục số 5 các báo cáo tài chính của các NHTM). Nhưng NH Tiên Phong (TPBank) là một trường hợp đáng chú ý khi NH này có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn vốn điều lệ: 5.681 tỷ đồng so với 5.842 tỷ đồng do NH này có thặng dư vốn cổ phần âm gần 719 tỷ đồng73.
70 Được ban hành ngày 20-11-2014 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài.
71 Xem: http://www.basel-iii-accord.com/
72 Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), “Tái cấu trúc vốn chủ sở hữu tại ngân hàng thương mại Việt Nam”, Kỷ yếu
hội thảo khoa học Phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam, Nxb Hồng Đức, tr.199