Các cơng trình nghiên cứu tổng quan nêu trên đề cập tương đối toàn diện, đầy đủ các vấn đề, lĩnh vực liên quan đến quản lý chất lượng KCB từ QLNN bao gồm hệ thống thể chế QLNN, tổ chức bộ máy QLCL, các khái niệm, nguyên tắc và QLCL tại bệnh viện như đề cập các mơ hình phương pháp áp dụng trong QLCL. Các cơng trình tổng quan cũng cho thấy có một số nội dung, vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được các cơng trình tổng quan làm rõ cần kế thừa, phát huy. Đồng thời, còn những nội dung, vấn đề mà các cơng trình chưa đề cập hoặc đề cập nhưng chưa đầy đủ, chưa rõ cần được nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn trong đề tài nghiên cứu của Nghiên cứu sinh.
1.2.1. Những nội dung kế thừa từ các cơng trình tổng quan
Thứ nhất, các cơng trình tổng quan đã chỉ rõ một số nội dung về tính cấp thiết và lợi ích của việc thực hiện hoạt động QLCL nói chung và QLCL trong y tế nói riêng; nguyên tắc, xu hướng QLCL hiện nay và một số khái niệm, yếu tố liên quan đến chất lượng và QLCL trong y tế.
Thứ hai, các cơng trình tổng quan đã khẳng định dịch vụ y tế là một loại hình dịch vụ nhưng có đặc điểm riêng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, là thị trường dịch vụ thiếu cạnh tranh, thị trường khơng hồn chỉnh.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu tổng quan cả trong nước và nước ngoài đều cho thấy vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ y tế và yêu cầu QLNN bằng pháp luật trong y tế. Đồng thời đưa ra thực trạng và định hướng QLNN về y tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, các cơng trình nghiên cứu tổng quan đã cho thấy một số mơ hình QLCL đang được các quốc gia trên thế giới nhất là các nước phát triển áp dụng trong QLCL để nâng cao chất lượng KCB và hiệu quả hoạt động của các tổ chức y tế như mơ hình TQM, PDCA, 6 sigma, Lean, ISO.
Thứ năm, cơng trình nghiên cứu tổng quan chỉ rõ một số giải pháp QLNN đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn sau đại học và phát triển đội ngũ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay.
Thứ sáu, các cơng trình nghiên cứu tổng quan nêu lên việc đo lường, đánh giá chất lượng dịch vụ y tế cần phải có bộ cơng cụ bao gồm các tiêu chí đánh giá, nhóm tiêu chí đánh giá về các điều kiện đầu vào, quá trình và đầu ra.
1.2.2. Những nội dung chưa đề cập hoặc chưa được làm rõ trong các cơng trình tổng quan
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu tổng quan có đề cập đến tính cấp thiết
và lợi ích của QLCL trong y tế nói chung đối với các nước trên thế giới nhưng chưa đề cập sâu, cụ thể đối với thực tiễn ở Việt Nam.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu tổng quan có đề cập đến các khái niệm
chung liên quan đến chất lượng và QLCL y tế nhưng tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì thế, nội hàm các khái niệm liên quan đến quản lý chất lượng KCB chưa được làm rõ.
Thứ ba, có một số tài liệu, cơng trình nghiên cứu tổng quan đề cập đến
QLCL dịch vụ y tế nhưng mới dừng ở một số khía cạnh của QLNN trong y tế hoặc đề cập việc tổ chức thực hiện QLCL tại bệnh viện nhưng chưa có cơng trình nghiên
cứu nào đề cập toàn diện, đầy đủ về phạm vị QLCL đối với bệnh viện nói chung và bệnh viện công lập ở Việt Nam.
Thứ tư, các cơng trình nghiên cứu tổng quan có đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và QLCL nhưng ở phạm vi của một bệnh viện hoặc khoa phòng của bệnh viện, chưa đề cập tổng thể yếu tố ảnh hưởng và trách nhiệm của các bên liên quan đến quản lý chất lượng KCB cả về QLNN của chủ thể nhà nước lẫn quản lý chất lượng tại bệnh viện của chủ thể là bệnh viện.
Thứ năm, nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi đề cập mơ
hình quản lý mới áp dụng tại các bệnh viện như ứng dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO, theo phương pháp PDCA, phương pháp 6 sigma, Lean, còn nghiên cứu trong nước có đề cập ứng dụng mơ hình ISO áp dụng trong bệnh viện, nhưng chưa có đề xuất việc áp dụng các mơ hình như PDCA, 6 sigma, Lean tại các bệnh viện Việt Nam như các nước đang triển khai mạnh mẽ hiện nay.
Thứ sáu, cơng trình nghiên cứu tổng quan cũng cho thấy một số bộ tiêu chí
đánh giá chất lượng KCB mà một số nước phát triển đang áp dụng và Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng mà bệnh viện Việt Nam đang được áp dụng thí điểm. Vì thế cần nghiên cứu hồn thiện bộ công cụ đánh giá chất lượng bệnh viện phù hợp với Việt Nam.
Thứ bảy, chưa có cơng trình nghiên cứu nào về thực trạng quản lý chất lượng
KCB hiện nay và đánh giá chất lượng KCB của bệnh viện ở Việt Nam, như làm rõ tổ chức nào có chức năng đánh giá, đánh giá như thế nào. Những vấn đề này cần nghiên cứu hoàn thiện.
1.2.3. Hướng nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phân tích những nội dung đã được làm rõ cần kế thừa và những nội dung chưa được đề cập hoặc đề cập nhưng chưa đầy đủ cần làm rõ hơn từ các cơng trình nghiên cứu nêu trên, đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn các vấn đề, nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, đề tài luận án cần nghiên cứu làm rõ hơn cả về cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý chất lượng KCB như: làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài; phân tích nội dung quản lý chất lượng KCB của bệnh viện cả về nội
dung QLNN và nội dung quản lý chất lượng tại bệnh viện; quản lý chất lượng KCB; phân tích, nghiên cứu các mơ hình, bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới để lựa chọn áp dụng ở Việt Nam trong lĩnh vực quản lý chất lượng KCB.
Thứ hai, nghiên cứu đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng KCB của bệnh viện. Đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn và việc tổ chức triển khai hoạt động QLCL, làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng KCB của bệnh viện.
Thứ ba, nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công
tác y tế, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng KCB của bệnh viện cơng lập Việt Nam trong tình hình mới.
Kết luận Chương 1
Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngồi liên quan đến đề tài luận án cho thấy có nhiều cơng trình nghiên cứu nước ngồi và trong nước liên quan đến đề tài luận án. Theo đó, có một số nội dung, vấn đề các cơng trình nghiêu cứu đã làm rõ mà đề tài luận án cần thiết phải kế thừa như một số nội dung về tính cấp thiết, một số khái niệm, yếu tố liên quan, các mơ hình QLCL tại cơ sở KCB mà các nước tiên tiến đang áp dụng, vai trò trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý chất lượng KCB và cần thiết phải có bộ cơng cụ đánh giá chất lượng KCB của bệnh viện.
Tuy nhiên, còn những vấn đề liên quan đến đề tài luận án mà các cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài chưa đề cập đến hoặc đề cập nhưng chưa đầy đủ, chưa cụ thể, chuyên sâu, toàn diện như tính cấp thiết quản lý chất lượng KCB của bệnh viện công lập ở Việt Nam hiện nay, các khái niệm về bệnh viện, về KCB về quản lý chất lượng KCB; những yếu tố liên quan đến chất lượng và quản lý chất lượng KCB; nội dung quản lý chất lượng KCB của bệnh viện, những bài học, kinh nghiệm quốc tế có thể lựa chọn áp dụng tại Việt Nam, thực trạng quản lý chất lượng KCB của bệnh viện hiện nay như thế nào, quan điểm, đinh hướng, về QLCL và các
giải pháp cụ thể để tăng cường quản lý chất lượng KCB của các bệnh viện công lập hiện nay.
Những vấn đề trên cần được tìm hiểu, nghiên cứu làm rõ trong đề tài luận án: Quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công lập Việt Nam.
Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN CÔNG LẬP