3.3.1. Công tác quản lý nhà nước về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh Về ưu điểm
Thứ nhất, trên cơ sở các Nghị quyết của Trung ương về cơng tác y tế, hệ thống các chính sách vĩ mơ, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về y tế nói chung và quản lý chất lượng KCB nói riêng đã được xây dựng, ban hành vàtổchức triển khai thực hiện nghiêm túc, từng bước hiện thực hóa trên thực tế.
Hệ thống mạng lưới y tế, mạng lưới KCB trong đó có hệ thống bệnh viện cơng lập đã được hình thành rộng khắp từ Trung ương tới địa phương, tiếp cận người dân ở các vùng miền kể cả khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo trong cả nước và không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân. Trong đó, hệ thống các bệnh viện cơng lập giữ vai trị chủ đạo, vị trí then chốt trong hoạt động cung ứng dịch vụ KCB và thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Thứ hai, hệ thống pháp luật về KCB từng bước được củng cố, hoàn thiện, đặc biệt sự ra đời của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, các luật liên quan và các văn
bản QPPL hướng dẫn thi hành luật được ban hành và triển khai thực hiện. Luật khám bệnh, chữa bệnh ra đời là điểm mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới, thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Trong giai đoạn đổi mới hệ thống y tế hiện nay, Luật khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, giảm phiền hà cho người bệnh; nâng cao tính sẵn có trong việc tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; xác định nền tảng cho sự phát triển của y học thực chứng vì quyền lợi của người bệnh. Đây là cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giữa người bệnh, người hành nghề với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [40]. Công tác tổ chức thực hiện được đẩy mạnh và tăng cường, góp phần từng bước nâng cao chất lượng KCB, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Thứ ba, tổ chức bộ máy QLNN về KCB và quản lý chất lượng KCB từ Trung ương đến điạ phương tiếp tục được củng cố, kiện toàn, quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, sự phối hợp giữ các cơ quan QLNN các cấp. Trong đó, quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế và sở y tế tỉnh thành phố.
Thứ tư, đội ngũ công chức QLNN ở Trung ương và địa phương được đào tạo về QLCL cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ năm, công tác thanh, kiểm tra được quan tâm và thực hiện thường xuyên. Bộ Y tế đã ban hành và triển khai thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng KCB của bệnh viện là cơng cụ quan trọng kiểm sốt chất lượng KCB của bệnh viện. Thứ bảy, đầu tư từ NSNN được tăng cường và thực hiện có kế hoạch; việc thu hút đầu tư, xã hội hóa, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các bệnh viện đã đạt được kết quả bước đầu.
Về hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, một số chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chậm được
ban hành và bổ sung sửa đổi kịp thời, chưa sát với thực tế, tính khả thi chưa cao; việc tổ chức thực hiện ở các cấp Bộ ngành và địa phương chưa quyết liệt, chưa chủ động và thiếu giải pháp đồng bộ.
Thứ hai, việc ban hành văn bản QPPL hướng dẫn thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh còn chậm, chưa kịp thời; một số nội dung của Luật khám bệnh, chữa bệnh và văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế, ít khả thi, không thống nhất với các Luật khác, chưa phù hợp với thực tiễn, thậm chí cịn gây phiền hà, phức tạp khó khăn cho việc thực hiện.
Thứ ba, tổ chức bộ máy QLNN các cấp theo nhiệm kỳ, tạo ra sự thiếu ổn định; sự phối kết hợp QLNN giữa Trung ương và địa phương còn chưa chặt chẽ; số lượng, cơ cấu và chất lượng công chức QLNN về KCB còn hạn chế so với nhu cầu.
Thứ tư, công tác thanh kiểm tra chưa thường xuyên; bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng KCB triển khai, áp dụng thí điểm cịn một số hạn chế, bất cập cần phải điều chỉnh; tổ chức đánh giá chưa chuyên nghiệp, kết quả đánh giá chưa sát thực tế; kinh phí cho hoạt động QLCL ít; thiếu giải pháp hỗ trợ cần thiết thúc đẩy QLCL.
Thứ năm, ngân sách nhà nước, thu hút đầu tư cho y tế nói chung và QLCL nói riêng cịn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu.
Những hạn chế bất cập nêu trên chủ yếu do nguyên nhân chủ quan: việc thể chế hố các chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực KCB còn chậm, chưa đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với tình hình. Nhiều cấp uỷ đảng, lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận thức chưa đầy đủ, thiếu quyết tâm chính trị, thiếu quyết liệt và đồng bộ trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật chưa thường xuyên; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước trong hoạt động QLCL khám chữa bệnh cịn khá phổ biến.
Hệ thống chính sách, pháp luật và các quy chế chuyên môn liên quan đến QLCL chưa hoàn thiện.
Nguồn lực cho hoạt động QLCL hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các bệnh viện chưa đáp ứng; kinh phí hạn hẹp, nhân lực thiếu và yếu nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tình trạng quá tải bệnh viện, nhất là ở các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Sự tham gia của cộng đồng, người bệnh, người nhà người bệnh trong việc nâng cao chất lượng KCB của bệnh viện cịn hạn chế.
3.3.2. Cơng tác quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện Về ưu điểm
Các bệnh viện nói chung và bệnh viện Trung ương trực thuộc Bộ Y tế nói riêng đã tăng cường công tác QLCL bệnh viện như xây dựng chương trình, kế hoạch QLCL; tổ chức kiện tồn, củng cố phịng QLCL, bộ phận QLCL tại bệnh viện; củng cố các hội đồng: thi đua khen thưởng, thuốc và điều trị, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý chất lượng, khoa học công nghệ, hội đồng người bệnh vv; phân công người trực tiếp làm công tác QLCL; nghiên cứu áp dụng các mơ hình QLCL tại bệnh viện; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm; thực hiện các giải pháp đảm bảo an tồn người bệnh. Nhờ đó chất lượng KCB của các bệnh viện từng bước được nâng lên đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân.
Han chế và nguyên nhân hạn chế
Hoạt động của các hội đồng trong bệnh viện cịn mang tính hình thức; nhiều bệnh viện chưa thành lập các hội đồng như hội đồng đạo đức, hội đồng điều dưỡng, chưa thành lập đơn vị quản lý nguy cơ.
Đội ngũ viên chức trực tiếp làm công tác QLCL tại bệnh viện cịn thiếu, ít chun trách, đa số kiêm nhiệm, chưa được đào tạo đầy đủ về QLCL và thường xuyên có biến động.
Việc triển khai áp dụng các mơ hình QLCL tiên tiến trên thế giới cịn hạn chế. Việc triển khai áp dụng phương pháp, mơ hình QLCL bệnh viện khu vực hành chính và lâm sang cịn thấp.
Nguyên nhân của hạn chế chủ yếu do nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bệnh viện chưa đầy đủ về QLCL và vai trò của QLCB tại bệnh viện; sự quyết tâm của lãnh đạo đơn vị chưa cao. Một số bệnh viện lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng, đội ngũ công chức, viên chức trực tiếp làm cơng tác QLCL cịn thiếu, yếu.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở kết quả tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học về quản lý chất lượng KCB của bệnh viện, Chương 3 của Luận án đã làm rõ thực trạng quản lý chất lượng KCB của bệnh viện cơng lập Việt Nam bao gồm những nội dung chính sau:
Thứ nhất, mơ tả và khái qt hóa hệ thống y tế và hệ thống mạng lưới KCB
của Việt Nam, đặc biệt là hệ thống mạng lưới bệnh viện cơng lập Việt Nam.
Thứ hai, phân tích, đánh giá tổng quát chất lượng KCB của bệnh viện cả về
số lượng lẫn chất lượng thông qua một số chỉ số cơ bản từ các báo cáo và kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế và các Sở Y tế.
Thứ ba, phân tích khắc họa bức tranh thực trạng quản lý chất lượng KCB của
bệnh viện công lập thông qua đánh giá cả về công tác QLNN về chất lượng KCB lẫn cơng tác QLCL tại các bệnh viện. Phân tích các kết quả đạt được, những hạn chế bất cập hiện nay của công tác QLNN thể hiện ở các nội dung về chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; hệ thống văn bản Luật và văn bản QPPL hướng dẫn thi hành Luật; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ; cơng tác thanh, kiểm tra; phân tích đánh giá thực trạng Bộ công cụ đánh giá chất lượng bệnh viện được Bộ Y tế triển khai thí điểm; phân tích đánh giá thực trạng QLCL tại bệnh viện theo các nội dung như việc xây dựng chương trình, kế hoạch QLCL, lựa chọn hệ thống QLCL, tổ chức đảm bảo các điều kiện về bộ máy, đội ngũ QLCL và các đề xuất kiến nghị về QLCL của các đơn vị.
Thứ tư, phân tích đánh giá những mặt tích cực, ưu điểm trong hoạt động quản lý chất lượng KCB của bệnh viện, những hạn chế, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế, tồn tại để đề xuất các giải pháp khắc phục trong thời gian tới góp phần nâng cao chất lượng KCB đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Chương 4
ĐỊNHHƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
KHÁM CHỮA BỆNHCỦA BỆNH VIỆNCÔNG LẬP VIỆT NAM
4.1. Quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác khám, chữabệnh