Thực trạng quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công lập Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập việt nam (Trang 95 - 128)

3.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước

3.2.1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý chất lượng khám chữa bệnh

Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn vừa qua nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về cơng tác y tế nói chung và KCB nói riêng đã được ban hành để định hướng và hướng dẫn cũng như thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác y tế, công tác KCB:

Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua, xác định: “phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác CSSK nhân dân; tập trung phát triển mạnh hệ thống CSSK và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh hệ thống y tế cơng lập và ngồi cơng lập;… Khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập theo hướng tự chủ, cơng khai, minh bạch. Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng bệnh viện, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới và hồn thiện đồng bộ chính sách BHYT, khám bệnh, chữa bệnh và viện phí phù hợp; có lộ trình thực hiện BHYT tồn dân” [26].

Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 đưa ra quan điểm: “Nhà nước thống nhất quản lý vĩ mô, định hướng phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thơng qua hệ thống pháp luật và chính sách; điều tiết, phân bổ nguồn lực; QLCL dịch vụ y tế, giá dịch vụ y tế và giải pháp: Hoàn thiện mạng lưới KCB các tuyến; thực hiện chăm sóc liên tục và tồn diện cho người bệnh; lấy người bệnh làm trung tâm; xây dựng chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ KCB; kiện toàn cơ chế xử lý, phản hồi ý kiến, bảo vệ quyền lợi của người bệnh; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn QLCL phù hợp đối với các bệnh viện ở Việt Nam, từng bước

áp dụng chuẩn khu vực và quốc tế trong khám bệnh, chữa bệnh. Thiết lập hệ thống quản lý, kiểm định và kiểm soát chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ trung ương đến địa phương.

Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực ở các bệnh viện; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện. Phát huy hiệu quả hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị, tăng cường kiểm soát kê đơn, sử dụng thuốc, chỉ định xét nghiệm, chỉ định kỹ thuật; hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc và công nghệ y tế; thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giảm các tai biến, sai sót chun mơn, bảo đảm an toàn cho người bệnh và minh bạch trong quản lý, hoạt động chuyên môn và phân bổ nguồn lực. Tăng cường giáo dục y đức, quy tắc ứng xử cho cán bộ y tế” [52].

Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến 2020 chỉ rõ việc hình thành mạng lưới KCB theo các tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chun mơn. Mỗi cơ sở đảm nhiệm việc cung cấp dịch vụ KCB cho một cụm dân cư không phụ thuộc địa giới hành chính, bảo đảm đạt tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế cho từng tuyến [50].

Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới KCB đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới KCB phù hợp với điều kiện phát triển KT- XH của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển. Đến năm 2010, có trên 80% và đến năm 2020 tất cả các bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải theo quy định của Bộ Y tế; tất cả các cơ sở KCB phải tự kiểm soát chất lượng các dịch vụ y tế theo quy định của Bộ Y tế. Đến năm 2015, phải định kỳ kiểm định chất lượng dịch vụ y tế ở tất cả các cơ sở KCB [51].

Quyết định số 2348/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới với mục tiêu: Đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở,

bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho từng người dân trên địa bàn, cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị giữa các cơ sở y tế trên địa bàn và với tuyến trên, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.[53]

Kế hoạch số 39/KH-BYT của Bộ Y tế về bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016-2020 đưa ra giải pháp: Giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ KCB và phục hồi chức năng; Hoàn thiện hệ thống QLCL dịch vụ KCB các cấp và hệ thống đánh giá phản hồi của người dân; ban hành các quy trình chun mơn [16].

Quyết định số 4276/QĐ-BYT năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế Phê duyệt “Chương trình hành động Quốc gia về nâng cao năng lực QLCL khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2025” với mục tiệu xây dựng và hoàn thiện hệ thống QLCL khám bệnh, chữa bệnh quốc gia nhằm bảo đảm và cải tiến chất lượng dịch vụ y tế trong các cơ sở KCB: xây dựng và hoàn thiện cơ bản khung pháp lý, chính sách, hệ thống tổ chức nhằm tăng cường QLCL khám bệnh, chữa bệnh; xây dựng và ban hành các chuẩn chất lượng, các công cụ đánh giá, đo lường chất lượng dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp QLCL và triển khai các chương trình can thiệp nâng cao năng lực QLCL khám bệnh, chữa bệnh; nâng cao nhận thức về tăng cường quản lý chất Iượng khám bệnh, chữa bệnh, từng bước xây dựng văn hóa chất lượng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [14].

Các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nói trên được ban hành và triển khai thực hiện trong thực tế, thể hiện sự chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Với mục tiêu tăng cường và nâng cao chất lượng cơng tác y tế nói chung và cơng tác KCB nói riêng, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và cũng thể hiện công tác quản lý chất lượng KCB có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển KTXH.

Một số chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chậm được ban hành và bổ sung sửa đổi kịp thời, chưa sát với thực tế, tính khả thi chưa cao. Bộ Y tế chưa trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới y tế và quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới KCB thay thế các quyết định 153/2006/QĐ-TTg và Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg về phạm vi thời gian đến 2020.

Bên cạnh đó việc tổ chức thực hiện ở các cấp Bộ ngành và địa phương chưa quyết liệt, chưa chủ động và thiếu giải pháp đồng bộ.

3.2.1.2. Xây dựng và triển khai hệ thống pháp luật về quản lý chất lượng khám chữa bệnh

Những kết quả đạt được

Ngày 23 tháng 11 năm 2009, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội khóa XII thơng qua và ngày 04 tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước đã ký ban hành Lệnh số 17/2009/L-CTN cơng bố Luật và có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2011. Đây là đạo luật đầu tiên về khám bệnh, chữa bệnh, là một lĩnh vực quan trọng của ngành y tế Việt Nam. Luật Khám bệnh, chữa bệnh thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về khám bệnh, chữa bệnh. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, mục tiêu nhất quán là từng bước nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Trước thời điểm Luật có hiệu lực, việc cấp CCHN cho người hành nghề và cấp GPHĐ cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân. Theo đó chỉ cấp CCHN và GPHĐ cho khu vực ngồi cơng lập mà chưa cấp cho khu vực công lập, việc đăng ký kiểm tra, giám sát hoạt động của khu vực công lập chưa đáp ứng nhu cầu địi hỏi của thực tiễn. Do đó, việc quy định cấp CCHN cho người hành nghề và GPHĐ cho cơ sở hành nghề là cần thiết. Đây là một điểm mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, nâng cao trình độ chun mơn cho người hành nghề và khơng có phân biệt khu vực cơng lập và ngồi cơng lập [57].

Bên cạnh đó, việc ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới khi nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới. Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định khung về điều kiện hành nghề điều dưỡng giữa các nước ASEAN và sắp tới là Hiệp định khung về điều kiện hành nghề bác sĩ và nha sĩ.

Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các quy định cơ bản gồm: chính sách Nhà nước và nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; trách nhiệm QLNN về khám bệnh, chữa bệnh; quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chun mơn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh, Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định: Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 quy định xử phạt vị phạm hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 102/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 quy định về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định hướng dẫn một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh thay thế Nghị định số 87/2011/NĐ-CP.

Thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh và các Nghị định của Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành hơn 40 thông tư hướng dẫn thuộc 6 nhóm lĩnh vực và vấn đề sau:

Một là, quy định điều kiện cấp GPHĐ đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, theo đó:

+ Bệnh viện phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, đây là điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế là những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

+ Bệnh viện có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đây là một

điểm mới mà trước đây Pháp lệnh hành nghề Y Dược tư nhân chỉ mới quy định cho bệnh viện khu vực ngồi cơng lập.

Bộ Y tế đã tập trung chỉ đạo hoàn thiện việc cấp CCHN cho người hành nghề, GPHĐ cho các cơ sở KCB theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Hai là, quy định hoạt động chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh: Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định về cấp cứu, chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc, hội chẩn, điều trị nội, ngoại trú, hồ sơ bệnh án, sử dụng thuốc trong bệnh viện, thực hiện phẫu thuật ngoại khoa, kiểm soát nhiễm khuẩn, xử lý chất thải trong y tế, giải quyết đơn đối với trường hợp không thừa nhận, người bệnh tử vong, trực KCB, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Những quy định này làm cơ sở cho các bệnh viện triển khai thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị, an toàn người bệnh.

Ba là, quy định áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh. Đây cũng là một điểm mới của Luật khám bệnh, chữa bệnh giúp cho các bệnh viện có cơ sở căn cứ áp dụng các kỹ thuật, phương pháp mới trên thế giới giúp người bệnh được hưởng thành quả của y học hiện đại. Đồng thời, yêu cầu các bệnh viện hết sức thận trọng trong việc áp dụng kỹ thuật phương pháp mới nhưng chưa được kiểm chứng ở Việt Nam, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Điều kiện áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam các bệnh viện phải “1. Có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị để có thể áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới. 2. Được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cho phép áp dụng” [40].

Bốn là, quy định sai sót chun mơn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh là

một điểm mới tiến bộ, theo đó xác định người hành nghề có sai sót khi vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh; vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp; xâm phạm quyền của người bệnh hoặc khơng có sai sót chun mơn kỹ thuật, đã thực hiện đúng các quy định chun mơn kỹ thuật trong q trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng vẫn xảy ra tai biến đối với người bệnh; trong trường hợp cấp cứu nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị kỹ thuật, thiếu người hành nghề theo quy định của pháp luật mà không thể khắc phục được

hoặc bệnh đó chưa có quy định chuyên môn để thực hiện dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh; các trường hợp bất khả kháng khác dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh. Điều đó giúp tránh sai sót khơng đáng có trong khám bệnh, chữa bệnh đồng thời có cơ sở xử lý người hành nghề vi phạm nếu có, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, an tồn người bệnh, giảm chi phí rủi ro trong khám bệnh, chữa bệnh.

Năm là, quy định chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa

bệnh. Quy định này không chỉ đảm bảo chất lượng đầu vào của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà cịn là động lực khuyến khích các bệnh viện không ngừng, liên tục nâng cao chất lượng KCB của bệnh viện. Đây là điểm mới trong công tác quản lý hoạt động KCB của các bệnh viện vừa đảm bảo chất lượng KCB đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao của nhân dân vừa hướng tới hội nhập khu vực và thế giới.

Sáu là, quy định các tổ chức chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhằm bảo đảm tính độc lập, cơng khai trong việc đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện và phát huy các nguồn lực xã hội hóa và hội nhập quốc tế.

Cùng với việc ban hành các văn bản QPPL thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế còn ban hành nhiều quy định hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập việt nam (Trang 95 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)