7. Cấu trúc luận án
1.2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh quan và cảnh quan sinh thái
1.2.4. Phân vùng cảnh quan sinh thái
Phân vùng cảnh quan là quá trình nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng của các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên. Đây là một trong những nội dung quan trọng, nhiệm vụ chủ yếu của địa lý tự nhiên, là khâu nối có quy luật của việc nghiên cứu cảnh quan và ứng dụng nó trong mỗi vùng lãnh thổ. Khái niệm phân vùng cảnh quan được nhiều
nhà địa lý coi như là sự giải thích về sự tồn tại khách quan của các thể tổng hợp tự nhiên trên bề mặt Trái đất, nghiên cứu thành phần cũng như các quá trình động lực phát triển, được đo vẽ, nhóm gộp và đưa chúng lên bản đồ. Vì vậy, phân vùng cảnh quan được xem như là một kết quả tổng hợp trong nghiên cứu cảnh quan, phản ánh một cách có hệ thống, có quy luật đặc điểm các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng được phân chia.
Hiện nay phân vùng cảnh quan được nghiên cứu nhiều cảnh quan bởi tính ứng dụng cao trong cơng tác kiểm kê tổng hợp và đánh giá tài nguyên thiên nhiên; trong công tác xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế lãnh thổ,... đặc biệt trong việc phát triển môi trường sinh thái bền vững gắn với khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Theo Gvozdexki (1964),“Phân vùng địa lí tự nhiên là sự vạch ra những đơn vị lãnh thổ tồn tại trong thiên nhiên, được phân biệt theo phát sinh và cấu trúc cảnh quan”[38]; theo Ixatsenko (1965), “Phân vùng địa lí tự nhiên là sự phát hiện những khác biệt địa lý tự nhiên các cá thể được hình thành trong lịch sử, do kết quả tác động của nhân tố địa đới và phi địa đới của sự phân hóa địa lý trên bề mặt Trái đất”[29].
Trong phân vùng cảnh quan thường áp dụng các nguyên tắc: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tương đối và nguyên tắc cùng chung lãnh thổ. Các phương pháp được sử dụng để phân vùng cảnh quan như phân tích bản đồ chuyên đề và các thành phần cảnh quan, điều tra khảo sát, phân tích nhân tố trội,... kết hợp với một hệ thống phân vùng cụ thể để tiến hành phân vùng cảnh quan [18],[38].
Trên thế giới, hệ thống phân vùng cảnh quan được chia thành nhiều nhóm: Hệ thống phân vùng sắp xếp theo tính địa đới và phi địa đới ở cấp cao (Grigogiev, XoTrava, Minkov); Hệ thống phân vùng dựa vào tính địa đới và phi địa đới (Sukin, Ixatsenko) gồm 4 cấp: Đới - Xứ - Miền - Vùng; Hệ thống phân vùng dựa vào tính phi địa đới tự nhiên (Xontxev, 1958) gồm 4 cấp: Lục địa - Xứ - Miền - Vùng; Hệ thống phân vùng dựa vào tổng thể các yếu tố địa lí (Gvozaexki, Mikhailop, Kondratxki) gồm 7 cấp: Xứ - Đới - Khu - Á đới - Á khu - Vùng - Tiểu vùng [38].
Ở Việt Nam, nghiên cứu phân vùng cảnh quan cũng đã được chú ý trong các cơng trình phân vùng cảnh quan của tổ phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam (1970); Vũ Tự Lập (1976); Phạm Hoàng Hải và nnk (1997); Nguyễn Văn Nhưng và Nguyễn Văn Vinh (1998). Đây là những hệ thống phân vùng mang tính lí luận cao,
có khả năng áp dụng với các quy mô lãnh thổ khác nhau. Các nghiên cứu gần đây đang xuất hiện xu hướng phân vùng cảnh quan theo hướng CQ ứng dụng, áp dụng cho các lãnh thổ cụ thể. Khi nghiên cứu các lãnh thổ nhỏ với tỉ lệ bản đồ từ trung bình đến lớn, thường đi vào xác định các tiểu vùng cảnh quan.