Mối quan hệ giữa cảnh quan sinh thái và sử dụng hợp lý lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 47)

7. Cấu trúc luận án

1.2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh quan và cảnh quan sinh thái

1.2.7. Mối quan hệ giữa cảnh quan sinh thái và sử dụng hợp lý lãnh thổ

Mối quan hệ giữa tự nhiên với các hợp phần tạo nên cấu trúc các đơn vị CQ được thể hiện thông qua các hoạt động sử dụng tự nhiên trên mỗi loại CQ. Mỗi một đơn vị CQ luôn hàm chứa những đặc thù, những tiềm năng tự nhiên và tương ứng với chúng là các hoạt động khai thác của con người. Con người đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển của CQ thông qua các hoạt động sản xuất và khai thác tự nhiên. Dưới hoạt động của con người, nhiều ĐKTN được chuyển thành TNTN. Mặt khác, có thể thấy rõ sự tương đồng rất chặt chẽ giữa tự nhiên và các yếu tố cấu trúc CQ như sau:

- Các hợp phần cấu trúc tạo nên các đơn vị CQ vừa là nơi diễn ra các quá trình hoạt động (KT - XH), vừa là tài nguyên - đối tượng để khai thác, sử dụng. Ngược lại, tự nhiên là các nhân tố, là các chất liệu để tạo nên những đơn vị CQ. Tính tương đồng ở đây bắt nguồn từ quy luật hình thành nên các đơn vị lãnh thổ địa lý.

- Ở các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên thì hầu như các loại tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố tự nhiên cấu trúc nên các đơn vị CQ có độ tương đồng cao hơn.

- Yếu tố con người, một hợp phần của cấu trúc CQ thì tài nguyên lao động là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển của dân cư, đồng thời yếu tố nhân tác trong cấu trúc CQ lại là sản phẩm của chính tài ngun lao động trên lãnh thổ đó.

Cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý tài nguyên của một khu vực là tổng thể đặc điểm tự nhiên, ĐKTN và điều kiện sinh thái mơi trường lãnh thổ. Vì vậy, nghiên cứu CQ và đánh giá CQ là hướng tiếp cận hiệu quả và tổng hợp nhất. Phương pháp này giúp phân tích quy luật hình thành, phân hóa khơng gian và mối tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên, nhân sinh và sự biến động theo thời gian của các yếu tố. Tuy nhiên, cần xem xét thêm tác động của con người đến các hợp phần và cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Con người đã làm thay đổi rất lớn đến cảnh quan tự nhiên, nhưng không phải cảnh quan tự nhiên nào cũng bị con người cải tạo hoàn toàn và phát triển tuân theo các quy luật của xã hội, mà cảnh quan vẫn tồn tại và phát triển tuân theo các quy luật của tự nhiên, vì vậy khi con người ngừng tác động thì cảnh quan có xu hướng trở lại trạng thái ban đầu của nó.

Với các tác động của con người dường như đã tham gia và làm biến đổi mọi q trình tuần hồn vật chất và năng lượng của môi trường địa lý, làm thay đổi cảnh quan tự nhiên ở những mức độ nhất định. Những địa tổng thể ở cấp thấp dễ biến đổi hơn ở cấp cao. Tuy nhiên để thay đổi CQ hồn tồn là một q trình lâu dài, để hình thành một cảnh quan mới thì cấu trúc cảnh quan cũ phải được thay đổi hoàn toàn.

Sự phát triển ngày một mạnh mẽ của các ngành sản xuất nói riêng, những tiến bộ xã hội nói chung trong giai đoạn phát triển KT-XH hiện nay đang làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống “tự nhiên – xã hội”. Các dạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng được khai thác triệt để, mạnh mẽ cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, sự khai thác này nhiều khi quá mạnh, vượt quá khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của các dạng tài nguyên, dẫn đến hậu quả to lớn là sự suy thối tự nhiên và điều kiện mơi trường của Trái đất.

Vấn đề sử dụng, khai thác hợp lý các ĐKTN, TNTN đang trở nên cấp thiết và ngày càng quan trọng. Nhu cầu trước mắt là cần có sự đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN lãnh thổ, xây dựng các cơ sở khoa học sử dụng hợp lý chúng. Việc nghiên cứu đánh giá này đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học địa lý, làm cho nó ngày càng gần với thực tiễn, phát triển kinh tế theo lãnh thổ, làm cho vai trò của địa lý ứng dụng ngày càng được xác lập rõ ràng và tính cấp thiết của nó ngày một cao hơn.

Thực tế cho thấy rằng, trong hầu hết các cơng trình nghiên cứu, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, các ĐKTN, KT-XH của các lãnh thổ từ trước tới nay, một phần nội dung lớn khơng thể thiếu và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn hết sức quan trọng đó là cơng tác đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN lãnh thổ nghiên cứu cho các mục đích thực tiễn cụ thể. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, đánh giá tổng hợp tự nhiên là một công việc hết sức quan trọng nhưng cũng hết sức khó khăn, là một bộ môn khoa học liên ngành: tự nhiên, KT-XH, do đó đối tượng, phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu cũng phải là tập hợp của các phương pháp, nguyên tắc của từng hợp phần riêng nên chúng cũng rất phức tạp, đa dạng.

Nói tóm lại, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là công việc hết sức phức tạp, nó xác định tiềm năng tự nhiên trong mối liên quan chặt chẽ với các đặc trưng của mỗi một thể chế xã hội, trình độ nhận thức khoa học – kỹ thuật của xã hội đó, thơng qua việc sử dụng, khai thác các dạng tài nguyên, các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)