Đa dạng chức năng và động lực cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 107 - 116)

7. Cấu trúc luận án

3.2. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan sinh thái các huyện đồng bằng ven biển tỉnh

3.2.3. Đa dạng chức năng và động lực cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh

biển tỉnh Thanh Hóa

3.2.2.1. Chức năng cảnh quan

Mỗi thể tổng hợp tự nhiên có những chức năng riêng do đặc điểm, cấu trúc, hình thái và các hợp phần cấu tạo nên nó quy định. Những chức năng này có tính quy định rất lớn trong định hướng phát triển sản xuất và khai thác lãnh thổ. Qua việc phân tích đa dạng cấu trúc cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa cho thấy cảnh quan ở đây cũng có sự đa dạng trong chức năng. Ở mỗi lớp, phụ lớp hay loại cảnh quan khác nhau có những chức năng khác nhau, mỗi đơn vị cảnh quan có thể có nhiều chức năng và mỗi chức năng có ở nhiều đơn vị cảnh quan. Đối với cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa có thể thấy các chức năng chính sau: Chức năng phịng hộ, bảo vệ mơi trường; Chức năng phục hồi, bảo tồn; Chức năng kinh tế sinh thái.

a. Chức năng phịng hộ, bảo vệ mơi trường:

Đây là chức năng chính của các loại cảnh quan rừng thứ sinh và rừng trồng phát triển trên địa hình núi thấp và đồi. Thường là những nơi có địa hình hiểm trở, độ chia cắt và độ dốc lớn, xói mịn, rửa trơi mạnh hoặc trên các đỉnh núi đá vôi trơ sỏi đá. Các cảnh quan này phân bố chủ yếu ở phía Tây của vùng với diện tích khơng lớn, gồm các loại rừng trung bình và nghèo. Đây hầu hết là những cảnh quan rừng tự nhiên đã bị khai thác nhưng đang dần được phục hồi và cải tạo. Đất feralit hình thành trên các loại đá khác nhau nhưng bị xói mịn, rửa trơi mạnh nên cần sự phát triển của các thảm thực vật. Rừng ở đây có chức năng phịng hộ, bảo vệ môi trường, điều tiết nước cho sơng suối ở đồng bằng, chống xói mịn, rửa trơi đất, hạn chế tốc độ dòng chảy trong mùa lũ nhất là những khu vực rừng có độ che phủ tốt. Ở phụ lớp núi thấp gồm có các loại cảnh quan số 2, 3; phụ lớp đồi cao có các loại cảnh quan số 8, 9, 10, 15; phụ lớp cảnh quan đồi thấp gồm các loại cảnh quan số 19, 20, 21, 30, 35.

Bên cạnh chức năng phòng hộ ở khu vực đồi núi, ở ven và dọc các bờ biển các cảnh quan cũng có chức năng quan trọng là phịng hộ ven biển, chắn sóng lấn biển. Đó là các loại CQ số 65, 80, 81, 86 phát triển trên đất mặn, phèn, đất cát biển và trên dải cồn cát ven biển với trảng cây bụi thứ sinh, rừng trồng, rừng ngập mặn; phân bố thành các dải nhỏ hẹp từ Nga Sơn tới Tĩnh Gia với diện tích gần 4.959ha.

Những nơi cảnh quan là trảng cây bụi hoặc đá gốc lộ ra ở những địa hình dốc gồm: CQ 1, 4 ở vùng núi thấp; CQ số 7 ở vùng đồi cao phân bố trên các bề mặt và sườn núi có độ dốc lớn; CQ 18, 28 ở vùng đồi thấp có chức năng phịng hộ, bảo vệ mơi trường cịn kém nên cần có thời gian và biện pháp để khoanh ni phục hồi lớp phủ rừng để đáp ứng nhu cầu phòng hộ ở khu vực này.

b. Chức năng phục hồi, bảo tồn:

Phục hồi là chức năng của các loại cảnh quan rừng thứ sinh nghèo kiệt (gồm rừng nghèo và rừng phục hồi) và rừng trồng bị khai thác mạnh phát triển trên các tầng đất mỏng, các cảnh quan là trảng cỏ cây bụi phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Phân bố ở phụ lớp núi thấp gồm các loại CQ số 1, 4, 5, 6; CQ số 7, 12, 13 ở phụ lớp đồi cao; các loại CQ số 18, 26, 27, 28 ở phụ lớp đồi thấp và CQ số 70, 75, 87 ở phụ lớp đồng bằng thấp. Diện tích rừng cần được phục hồi khoảng 3.515ha, chủ yếu ở chân núi thấp, vùng đồi, thung lũng các suối đầu nguồn và dọc bờ biển ven các cửa sông. Nếu rừng ở đây được khoanh ni phục hồi tốt thì sẽ có giá trị trong việc phịng hộ, BVMT.

Chức năng bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa là các cảnh quan ở hai khu di tích đền Bà Triệu ở xã Triệu Lộc, Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc và di tích đền Độc Cước, đền Cô Tiên ở trên núi Trường Lệ, thành phố Sầm Sơn gồm các cảnh quan rừng trồng số 27, 28, 30 phát triển ở 2 khu vực này. Đây là những di tích có giá trị cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Rừng quanh những địa danh này là rừng đặc dụng thuộc quyền quản lý, giám sát, bảo vệ của các chi cục kiểm lâm địa phương.

c. Nhóm chức năng phát triển kinh tế sinh thái gồm: Phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch và quần cư.

- Ở phụ lớp núi thấp có thể thấy loại CQ số 3 là rừng trồng ngoài chức năng phịng hộ, bảo vệ mơi trường cịn phát triển kinh tế lâm nghiệp.

- Ở phụ lớp cảnh quan đồi cao chức năng phát triển kinh tế lâm nghiệp gồm CQ số 8, 9, 10, 15. Ở đây ngoài việc trồng rừng các cảnh quan ở phụ lớp này còn là các điểm quần cư, kết hợp phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp cùng với các cảnh quan số 11, 14, 16, 17 cây trồng trong khu dân cư.

Chức năng phát triển kinh tế du lịch gồm cảnh quan số 27, 28, 30 với 2 quần thể danh thắng là di tích đền Bà Triệu (Hậu Lộc) và đền Độc Cước, chùa Cơ Tiên trên núi Trường Lệ nhìn ra bãi biển Sầm Sơn nước trong xanh, cát trắng vàng là những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của Thanh Hóa.

- Phụ lớp cảnh quan đồi thấp và đồng bằng cao chức năng phòng hộ, bảo vệ là thứ yếu, ở đây con người hoàn toàn tác động và khai thác. Các chức năng vốn có là chức năng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Các loại cảnh quan rừng trồng sản xuất gồm 7 loại (CQ số 19, 20, 21, 30, 35, 41, 44) phân bố trên nhiều loại đất khác nhau với diện tích lớn gần 100.000 ha; những nơi trảng cỏ, cây bụi (CQ số 18, 28) là những khu vực có thể khai thác để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm, cây ăn quả. Cảnh quan cây lâu năm và cây ăn quả gồm 2 loại (CQ số 22, 31); cây hoa màu, cây hằng năm gồm 7 loại CQ (CQ số 23, 32, 38, 45, 48, 51, 54), có 9 CQ trồng lúa (CQ số 24, 33, 36, 39, 42, 46, 49, 52, 55). Chức năng chính của cảnh quan ở đây được quy định bởi đặc điểm địa hình bằng phẳng, độ dốc khơng lớn, đất feralit và đất phù sa có tầng đất dày.

Bên cạnh chức năng sản xuất ở đây còn là các điểm phân bố dân cư và xây dựng các cơng trình văn hố, xã hội phục vụ cuộc sống của con người gồm các cảnh

- Chức năng phòng hộ chắn sóng lấn biển, sản xuất nơng nghiệp, ni trồng thuỷ sản và quần cư là chức năng chính của cảnh quan đồng bằng thấp bao gồm cả dải cồn cát ven biển. Đây là phụ lớp chiếm hơn 50% diện tích tự nhiên của vùng, phân bố ở ven biển các huyện từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia.

Chức năng phòng hộ chắn sóng lấn biển bao gồm các cảnh quan rừng trồng, trảng cỏ, cây bụi, rừng ngập mặn và trồng thủy sản ở ven bờ biển phát triển trên các loại đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát biển và cồn cát trắng vàng (CQ số 65, 70, 75, 80, 81, 86, 87).

Chức năng phát triển kinh tế nông nghiệp ở đây với các loại cây trồng chủ yếu gồm cây hàng năm, hoa màu và trồng lúa trên các loại đất phù sa trung tính, phù sa glây, đất phèn, đất mặn, đất cát biển (CQ số 57, 58, 61, 62, 63, 66, 67, 71, 72, 76,77, 82, 83). Một số nơi trảng cây bụi (CQ số 70, 75, 87) có thể cải tạo để trồng hoa màu, cây gia vị, rau các loại hoặc trồng lúa.

Chức năng phát triển kinh tế nuôi trồng thuỷ sản gồm các cảnh quan trảng cỏ, cây bụi ngập nước ở các vùng dọc ven sông, cửa sông và trên dải cồn cát (CQ số 60, 69, 74, 79, 85, 89) và một số mặt nước ao, hồ, đầm, sông, suối của cảnh quan số 90.

Ở hạ lưu các sông và ven bờ biển là những nơi phân bố dân cư chủ yếu của cư dân các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Chính vì vậy, chức năng quần cư là một trong những chức năng cơ bản của đồng bằng ven biển Thanh Hóa, đa số các huyện đều có mật độ dân số hơn 300 người/km2, đặc biệt xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc là nơi có mật độ dân số lớn nhất cả nước với hơn 10.000 người/km2,

Dải cồn cát ven biển Thanh Hóa là một trong những khu vực có cảnh quan đa dạng, ngồi chức năng quần cư (CQ số 88) và nuôi trồng thuỷ sản (CQ số 89), các cồn cát ở đây cịn có chức năng phịng hộ, bảo vệ. Các cảnh quan rừng trồng (CQ số 86) và trảng cây bụi cỏ (CQ số 87) xen kẽ nhau phân bố trên dải cồn cát. Ngoài ra các cồn cát, bãi cát trắng nằm dọc theo bờ biển có giá trị phát triển kinh tế du lịch đối với các bãi biển như: Hải Tiến, Sầm Sơn, Quảng Lợi, Hải Hòa, Nghi Sơn...

Cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa đa dạng về chức năng, mỗi chức năng cảnh quan thể hiện ở nhiều đơn vị cảnh quan của lãnh thổ và mỗi đơn vị cảnh quan lại có nhiều chức năng khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các chức năng chính của cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh

Hóa gồm: Chức năng phịng hộ, bảo vệ mơi trường; chức năng phục hồi, bảo tồn và chức năng khai thác phát triển kinh tế. Phân tích chức năng tự nhiên của cảnh quan là một trong những căn cứ quan trọng để tiến hành đánh giá cảnh quan cho các mục đích sử dụng khác nhau. Trên cơ sở chức năng của từng CQ, tác giả lựa chọn các mục đích để đánh giá phù hợp với đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu.

3.2.2.2. Động lực cảnh quan

Mỗi đơn vị cảnh quan dù ở cấp nào trong q trình phát sinh, hình thành và phát triển ln chịu tác động của các nhân tố động lực: Các nhân tố tự nhiên (năng lượng bức xạ Mặt trời, cơ chế hoạt động của gió mùa,...), hoạt động khai thác lãnh thổ của con người và nhịp điệu mùa. Đây là những động lực thúc đẩy sự phát triển của cảnh quan, tạo nên nhịp điệu và xu thế biến đổi của cảnh quan.

Mặc dù không nghiên cứu sâu về động lực phát triển của CQ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa nhưng động lực cảnh quan là một yếu tố rất quan trọng, mang tính quyết định đối với chiều hướng phát triển của cảnh quan theo thời gian và khơng gian. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu CQ, tác giả đề cập một cách khái quát về đa dạng động lực cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

Trong q trình hình thành và phát triển, CQ lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa chịu sự tác động của các yếu tố động lực ở bên trong hoặc bên ngoài CQ, từ nguồn năng lượng bức xạ Mặt trời, chế độ hồn lưu gió mùa đến nguồn năng lượng được giải phóng do các hoạt động trong lịng đất... tạo nên sự chuyển hố vật chất và năng lượng trong CQ, thúc đẩy hoặc kìm hãm các quá trình ngoại lực. Bên cạnh đó, hoạt động của con người cũng có vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh định hướng phát triển của tự nhiên, làm thay đổi hệ sinh thái CQ, làm tăng cường hoặc suy giảm chất lượng CQ. Có thể thấy, yếu tố động lực lớn nhất có tính quyết định đến sự biến đổi của CQ chính là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Con người tác động vào tự nhiên ngày càng toàn diện và sâu sắc, việc khai thác TNTN phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã làm biến đổi các thành phần và cấu trúc CQ tự nhiên ở những mức độ nhất định, lớn nhất là những tác động của con người đến địa hình, thổ nhưỡng và sinh vật.

Các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa có dân số đơng, hoạt động kinh tế đa dạng, tuy nhiên dân số hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nơng, lâm, ngư nghiệp

du lịch, dịch vụ. Vì vậy, thành phần tự nhiên chịu sự tác động của con người nhiều nhất là tài nguyên đất và thảm thực vật. Hai thành phần này luôn biến đổi theo những chiều hướng khác nhau và có sự phân hóa phức tạp ngay trong bản thân mỗi thành phần.

Trong quá trình sử dụng đất ở các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa cho thấy, đất đai được sử dụng phần lớn vào các mục đích nơng, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và quần cư. Đây là những tác động có tính chất hai mặt vào CQ tự nhiên góp phần hình thành nên sự đa dạng CQ hiện tại của các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Chính vì thế nghiên cứu động lực CQ không chỉ làm rõ thực trạng thay đổi, phân hoá CQ do các tác động tự nhiên mà cịn phân tích sự thay đổi phân hố CQ do nhân tác và cho phép chúng ta lựa chọn các phương án SDHL nhất các tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ.

Các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa mang đặc điểm động lực chung của CQ nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đơng lạnh. Với tổng lượng bức xạ từ 108 - 121 kcal/cm2/năm, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm lớn (8500 - 87000C), lượng mưa phong phú trung bình năm đạt 1700 - 1900mm, độ ẩm đạt tới 85%, đồng thời chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam tạo nên tính chất mùa của khí hậu và các yếu tố tự nhiên, quyết định sự hình thành và phát triển, sự biến đổi của các yếu tố thành tạo CQ lãnh thổ.

Sự tăng cường hoặc kìm hãm các quá trình địa mạo đã hình thành các kiểu địa hình như: địa hình bóc mịn, rửa trơi ở những khu vực đồi núi; địa hình bồi tụ ở những vùng đất trũng, đồi thấp, gị đồi ven sơng, đồng bằng, cồn cát ven biển.

Nằm ở hạ lưu các sông chảy trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa nên vùng ven biển Thanh Hóa có hoạt động bồi tụ phù sa cùng với q trình phong hố nhiệt đới chung của lãnh thổ Việt Nam đã hình thành và phát triển 2 hệ đất chính là đất feralit ở đồi núi phía Tây và đất phù sa ở đồng bằng phía Đơng với 7 nhóm đất gồm nhiều loại đất khác nhau từ các loại đất vàng đỏ trên núi thấp, vùng đồi đến các loại đất phù sa trung tính, gley, mặn, phèn ở đồng bằng và các loại đất cát biển, cồn cát trắng vàng ven biển.

Đây cũng chính là động lực hình thành và phát triển thảm thực vật nhiệt đới ở các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa với các kiểu rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa, cây bụi ngập mặn; cây ăn quả, rau các loại, cây hàng năm như lạc, đậu, ớt,... cây nông nghiệp nhiệt đới như lúa gạo, ngơ, khoai, sắn... Tính chất mùa của khí hậu kéo theo tính chất mùa trong chế độ nước sơng ngịi, là động lực phát

triển theo mùa của cây trồng, vật nuôi và hoạt động sản xuất của con người và là động lực tạo nên tính chất mùa của CQ lãnh thổ.

Là vùng ven biển nên địa hình đồi núi chỉ chiếm bộ phận nhỏ ở phía Tây, đa phần là đồng bằng và dải cồn cát ven biển rìa phía Đơng, hệ thống các dịng chảy cùng với những tác động bất thường của bão, lũ lụt... là những động lực bên ngồi có tác động rất lớn, làm cho CQ có sự thay đổi và phát triển phức tạp. Đặc biệt những hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, xây dựng... đã tác động rất lớn đến thổ nhưỡng, thuỷ văn, rừng, thảm thực vật hình thành nên 90 loại CQ hiện tại. Trong các loại cảnh quan hầu hết đều đã có tác động của con người theo hai hướng, có thể là tích cực như hoạt động trồng và bảo vệ rừng, giữ đất, chống xói mịn, rửa trơi, trồng rừng phịng hộ ven biển tạo nên sự cân bằng môi trường tự

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 107 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)